Giải pháp ứng dụng kỹ thuật mới

Từ đó tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng ổn định.
Thêm vào đó, nông nghiệp không chỉ tập trung đổi mới giống, canh tác nông học mà còn phải tăng thêm năng lượng cho nông nghiệp từ sinh khối, gió và mặt trời. Đặc biệt, phải có sự vào cuộc của con người, nghĩa là có sự kết hợp đồng bộ từ nông dân, doanh nghiệp đến thị trường.
Các vấn đề về chiến lược ứng dụng các giải pháp công nghệ SX hiện đại để tạo ra sản phẩm mới từ lúa gạo, rau quả, dược tính cao, gạo đen và nông sản có dược tính chế biến thành dược phẩm, thực phẩm chức năng…
Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho biết, quan điểm tái cơ cấu của tỉnh là tổ chức lại SX nông nghiệp dựa trên 3 định hướng hợp tác - liên kết- thị trường và 3 yêu cầu giảm chi phí SX - nâng cao chất lượng sản phẩm - đa dạng hóa nông sản chế biến. Việc được mùa mất giá diễn ra liên tục, tuy không thể quyết định giá cả đầu ra trong vòng quay của thị trường nhưng hoàn toàn có thể chủ động chi phí đầu vào, từ việc sử dụng đúng liều lượng phân thuốc đến lợi thế mua chung dùng chung trong một HTX.
Do đó, để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trước tiên cần tái cấu trúc lại từ nông dân, DN đến thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hồng Thắng – Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Hải Toàn cho biết: Tháng 1.2014 Hội ND xã Hải Toàn phối hợp với Công ty cổ phần Dược phẩm Traphaco thành lập Tổ hợp tác trồng và chế biến cây dược liệu (đinh lăng) Hải Toàn. Theo đó, phía công ty sẽ chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ công nghệ sấy lò hơi và cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn 10% giá thị trường.

Nuôi hươu lấy nhung đang là mô hình khá mới ở tỉnh Gia Lai. Được triển khai từ đầu năm 2013 tại huyện Chư Pah (thuộc dự án ứng dụng khoa học công nghệ cấp huyện), đến nay, mô hình này đã bước đầu cho thấy những hiệu quả nhất định, tạo sự phấn khởi nơi người chăn nuôi.

Được thành lập năm 2001, Hợp tác xã (HTX) chè Lương Sơn (huyện Yên Lập) có 237 xã viên. Sau nhiều năm củng cố, đổi mới phương thức hoạt động, đến nay mô hình kinh tế tập thể của HTX Lương Sơn đã phát huy thế mạnh trong việc liên kết và là điểm tựa vững chắc cho các hộ gia đình xã viên phát triển sản xuất - kinh doanh chè.

Theo anh cho biết, vụ rồi chỉ trồng được 4 công nhưng thu nhập gấp 4 lần so với trồng lúa nên năm nay gia đình tiếp tục chuyển thêm 3 công đất nữa để trồng năn bộp. Hiện tại, hàng ngày gia đình anh nhổ được gần 50 – 60 kg năn, với giá bán cho thương lái mua tại đồng là 6.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí thu nhập cũng được từ 300 – 400 ngàn đồng/ngày.

Thực hiện chương trình phát triển cây ăn quả của tỉnh giai đoạn 2012 – 2015, đến nay diện tích bưởi Diễn toàn tỉnh đạt 741,7ha, bưởi Đoan Hùng đạt 1.015ha, sản lượng năm 2014 của các giống bưởi trên đạt gần 12 nghìn tấn, tổng giá trị thu nhập ước đạt trên 170 tỷ đồng. Nhiều hộ đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.