Giải pháp ứng dụng kỹ thuật mới

Từ đó tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng ổn định.
Thêm vào đó, nông nghiệp không chỉ tập trung đổi mới giống, canh tác nông học mà còn phải tăng thêm năng lượng cho nông nghiệp từ sinh khối, gió và mặt trời. Đặc biệt, phải có sự vào cuộc của con người, nghĩa là có sự kết hợp đồng bộ từ nông dân, doanh nghiệp đến thị trường.
Các vấn đề về chiến lược ứng dụng các giải pháp công nghệ SX hiện đại để tạo ra sản phẩm mới từ lúa gạo, rau quả, dược tính cao, gạo đen và nông sản có dược tính chế biến thành dược phẩm, thực phẩm chức năng…
Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho biết, quan điểm tái cơ cấu của tỉnh là tổ chức lại SX nông nghiệp dựa trên 3 định hướng hợp tác - liên kết- thị trường và 3 yêu cầu giảm chi phí SX - nâng cao chất lượng sản phẩm - đa dạng hóa nông sản chế biến. Việc được mùa mất giá diễn ra liên tục, tuy không thể quyết định giá cả đầu ra trong vòng quay của thị trường nhưng hoàn toàn có thể chủ động chi phí đầu vào, từ việc sử dụng đúng liều lượng phân thuốc đến lợi thế mua chung dùng chung trong một HTX.
Do đó, để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trước tiên cần tái cấu trúc lại từ nông dân, DN đến thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 20 năm cật lực lao động, ông Phạm Văn Quất ở thôn Bằng Bộ, xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện đã biến khu ruộng trũng cấy lúa bấp bênh thành trang trại thủy sản trù phú nhất, nhì tỉnh Hải Dương. Đó là "trang trại thủy sản vàng Dung Quất".

Nông dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) rất phấn khởi khi thực hiện thành công mô hình nuôi cá bống tượng do Hội Nông dân Việt Nam đầu tư. Từ nguồn cá giống dễ mua và có thể bắt được trong thiên nhiên; thức ăn là những loại cá tạp tận dụng quanh ao, đầm; cá bán ra được giá cao… Những ưu điểm ấy đã thúc đẩy mô hình này ngày càng phát triển.

Theo ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận, mấy ngày gần đây cá cơm, cá nục xuất hiện dày đặc trên ngư trường của tỉnh. Hiện có khoảng 4.000 phương tiện tham gia đánh bắt hải sản với khoảng 20.000 ngư dân đang tập trung khai thác vụ cá Nam.

Tận dụng ưu thế của địa phương có luồng lạch, cửa biển, nhiều hộ gia đình ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã triển khai xây dựng mô hình nuôi cá Chẽm bằng lồng. Kết quả kinh tế từ loại hình nuôi trồng thủy sản này cho thấy, nếu được đầu tư bài bản, đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm, nuôi cá Chẽm bằng lồng sẽ mở hướng thoát nghèo cho bà con nông dân vùng biển cửa.

Đó là khẳng định của ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y, Bộ NNPTNT tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều ngày, 17/9.