Giải pháp ứng dụng kỹ thuật mới

Từ đó tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng ổn định.
Thêm vào đó, nông nghiệp không chỉ tập trung đổi mới giống, canh tác nông học mà còn phải tăng thêm năng lượng cho nông nghiệp từ sinh khối, gió và mặt trời. Đặc biệt, phải có sự vào cuộc của con người, nghĩa là có sự kết hợp đồng bộ từ nông dân, doanh nghiệp đến thị trường.
Các vấn đề về chiến lược ứng dụng các giải pháp công nghệ SX hiện đại để tạo ra sản phẩm mới từ lúa gạo, rau quả, dược tính cao, gạo đen và nông sản có dược tính chế biến thành dược phẩm, thực phẩm chức năng…
Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho biết, quan điểm tái cơ cấu của tỉnh là tổ chức lại SX nông nghiệp dựa trên 3 định hướng hợp tác - liên kết- thị trường và 3 yêu cầu giảm chi phí SX - nâng cao chất lượng sản phẩm - đa dạng hóa nông sản chế biến. Việc được mùa mất giá diễn ra liên tục, tuy không thể quyết định giá cả đầu ra trong vòng quay của thị trường nhưng hoàn toàn có thể chủ động chi phí đầu vào, từ việc sử dụng đúng liều lượng phân thuốc đến lợi thế mua chung dùng chung trong một HTX.
Do đó, để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trước tiên cần tái cấu trúc lại từ nông dân, DN đến thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 14.11, Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 13 - AgroViet 2013 do Bộ NNPTNT chủ trì đã chính thức khai mạc tại Khu hội chợ triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại, 489 Hoàng Quốc Việt (Hà Nội).

Đó là mô hình của anh Bùi Nhật Tân ở thôn Cát, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Đã hơn 2 năm nay, kể từ khi vườn cây cao su hơn 1ha của gia đình anh cũng như nhiều gia đình trong xã bị bão tàn phá, trong khi nhiều gia đình đang boăn khoăn không biết phải kiếm kế mưu sinh như thế nào thì anh Tân đã quyết tâm tìm một hướng đi mới, không thể dựa dẫm mãi vào nguồn lợi từ cây cao su, hai vợ chồng anh tìm tòi học hỏi và quyết định mở mô hình kết hợp trang trại trên đồi cây cao su.

Đây là phần chính trong nội dung thông tư 47/2013/BNN-PTNT của Bộ NN-PTNT hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp với nuôi trồng thủy sản trên đất lúa. Thời gian có hiệu lực là từ ngày 1-1-2014.

Ngày 16-11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ Tiền Giang tổ chức Hội nghị triển khai dự án trồng 5.000 ha ca cao trên địa bàn tỉnh Tiền Giang với 100 đại biểu tham gia.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người trồng mía, giúp bà con có điều kiện đầu tư tái sản xuất trong vụ tới, 14/11/2013, Công ty mía đường Trà Vinh tổ chức triển khai chính sách đầu tư, hỗ trợ cho nông dân trồng mía niên vụ 2014 - 2015 ở huyện Tiểu Cần. Chính sách này cũng được áp dụng cho các vùng nguyên liệu mía trên địa bàn toàn tỉnh Trà Vinh.