Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giải Pháp Thích Ứng Biến Đổi Khí Hậu

Giải Pháp Thích Ứng Biến Đổi Khí Hậu
Ngày đăng: 19/09/2014

Nhằm giúp ngành chức năng có những định hướng trong phát triển sản xuất, người dân có sự lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với tình tình biến đổi khí hậu (BĐKH), Trường Đại học Cần Thơ đã phối hợp với Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) triển khai dự án “Ảnh hưởng của BĐKH lên sử dụng đất ở ĐBSCL, sự thích ứng của các hệ thống canh tác trên nền lúa (dự án Clues)”. Qua 4 năm thực hiện, dự án đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

Dự án Clues do Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) tài trợ, có 6 hợp phần nghiên cứu - tìm giải pháp thích ứng với tình hình BĐKH và được triển khai tại 4 tỉnh, thành phố với các điều kiện sinh thái khác nhau. Trong đó, tỉnh Hậu Giang (ở vùng trũng, phèn), An Giang (vùng ngập lũ), Bạc Liêu (ven biển) và TP.Cần Thơ (nước ngọt ven sông). Tại Hậu Giang, dự án được thực hiện tại xã Vị Đông (huyện Vị Thủy) và xã Hòa An (huyện Phụng Hiệp). 

Với kịch bản BĐKH được các nhà khoa học đưa ra thì đến năm 2030 nước biển Đông sẽ dâng cao 14cm, biển Tây dâng 15cm so với hiện nay; năm 2050 tương ứng là 27cm và 30cm.

Theo đó, khu vực ĐBSCL sẽ chịu ảnh hưởng rất nặng nề, điển hình là tình trạng xâm nhập mặn, ngập lụt sẽ diễn ra trên diện rộng và diễn biến rất khó lường. Riêng tại tỉnh Hậu Giang, các nhà khoa học dự báo sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ của BĐKH, như tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn, lũ lụt ngày càng gia tăng, nặng nhất là huyện Long Mỹ và Châu Thành.

Qua nghiên cứu đánh giá, dự báo về tác động của BĐKH, tại buổi hội thảo sơ kết 4 năm thực hiện dự án Clues trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, các nhà khoa học đã đưa ra một số mô hình canh tác thích ứng như: luân canh lúa với cây trồng cạn, sử dụng các giống lúa mới có khả năng chống chịu mặn và phục hồi nhanh sau ngập lũ. Định hướng quản lý nguồn tài nguyên đất canh tác lúa; đánh giá tổng hợp để xây dựng chiến lược thích ứng với BĐKH…

PGS Lê Văn Hòa (Trường Đại học Cần Thơ), đại diện nhóm nghiên cứu, cho biết: Cơ cấu 2 lúa - 1 màu mang lại hiệu quả vượt trội so với 3 vụ lúa/năm cả về mặt kinh tế và môi trường. Các loại cây màu ngắn ngày sẽ giúp rút ngắn được thời gian canh tác để bắt đầu vụ Thu đông sớm hơn nhằm né lũ cuối vụ, đảm bảo năng suất và hiệu quả.

Điển hình là đất sản xuất ở khu vực xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp bị ảnh hưởng phèn, ngộ độc hữu cơ, mặt đất không bằng phẳng nên năng suất không cao. Nếu bà con kết hợp mô hình sản xuất 2 lúa - 1 màu sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với độc canh cây lúa.

Kết quả thí nghiệm tại một số hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cho thấy, dưa leo và cây bắp nếp sinh trưởng, phát triển tốt trên nền đất lúa vụ Hè thu, có thể thay thế 2 vụ dưa leo cho 1 vụ lúa nếu tranh thủ thời vụ. Năng suất dưa leo bình quân 30-32 tấn, tổng thu 123 triệu đồng/ha/vụ; tổng thu của bắp nếp gần 72 triệu đồng/ha/vụ, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Ngoài thay đổi cơ cấu mùa vụ, việc nghiên cứu chọn giống lúa ngắn ngày chịu ngập, chịu mặn cũng nằm trong “gói giải pháp” quan trọng được các nhà khoa học cũng như ngành chức năng đưa ra. GS Nguyễn Thị Lang, Viện Lúa ĐBSCL, cho hay: Vùng ĐBSCL có khoảng 700.000ha đất bị xâm nhập mặn, 600.000ha bị ngập lụt hàng năm.

Riêng tại Hậu Giang, với đặc điểm là vùng trũng, đất phèn, đất ngập không sâu (từ 50-80cm), thời gian ngập kéo dài, việc nghiên cứu giống chịu phèn, chịu ngập, sử dụng phân lân trên đất phèn, cách xử lý rơm rạ sau thu hoạch tránh ngộ độc cho cây lúa ở vụ tiếp theo là một việc làm cần thiết.

Với tình hình thực tế trên, dự án Clues đã nghiên cứu các bộ giống lúa phù hợp với điều kiện ngập và xâm nhập mặn, điển hình như lúa có gen chống chịu mặn là: BR 28, OM 5629, OM 4900; lúa có bộ gen chống được ngập như: IR 64, IR 49830… Bằng những kết quả nghiên cứu đạt được, Viện Lúa sẽ chuyển giao để nông dân có sự lựa chọn sản xuất phù hợp với điều kiện của từng vùng khác nhau. Qua đây, giúp tăng năng suất, cải thiện cuộc sống của bà con.

Có thể nói, hoạt động nghiên cứu giải pháp thích ứng BĐKH trong tình trạng nguồn kinh phí phân tán, rời rạc thì dự án Clues kéo dài từ năm 2011 đến năm 2014 hết sức có ý nghĩa. Dự án này giúp các nhà khoa học nghiên cứu giải pháp tăng cường khả năng thích ứng của các hệ thống canh tác trên nền đất lúa ở ĐBSCL. Đặc biệt, coi trọng hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp kiến thức cho nông dân, các cơ quan quản lý nhằm đảm bảo an ninh lương thực.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho rằng: ĐBSCL đang có xu hướng bị chìm dần do nước biển dâng, sụp lún đất do khai thác nước ngầm và cạn kiệt nguồn nước ngọt do xây dựng thủy điện trên dòng chính sông Mekong. Tình hình ngập lũ thời gian qua cũng thay đổi rất nhiều, không còn theo quy luật như trước nữa. Vì vậy, những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học là rất cần thiết đối với tỉnh.

Qua đây, giúp cho địa phương có những chính sách và giải pháp canh tác thích ứng với BĐKH. Hiện nay, dự án đã kết thúc, nhưng ngành nông nghiệp tỉnh mong muốn các nhà khoa học, Ban quản lý dự án tiếp tục tìm nguồn tài trợ để triển khai nghiên cứu sâu, rộng hơn…


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Lợn Rừng Trên Cát Nuôi Lợn Rừng Trên Cát

Lợn rừng nuôi trên cát phèn, điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng của vùng biển. Nghe có vẻ trái khoáy nhưng đây là mô hình đang phát huy hiệu quả trên địa bàn thôn Thâm Khê, xã vùng biển Hải Khê, huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Ông Trương Văn Cần, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Mô hình kinh tế trang trại này đang được nhân rộng trên địa bàn trong thời gian tới”.

28/11/2013
Thất Thu Mùa Sắn Thất Thu Mùa Sắn

Sau lũ, những “vựa sắn” trong thời kỳ thu hoạch của người dân vùng trũng thấp Bắc Trà My (Quảng Nam) bị úng thối, gây thiệt hại đáng kể giá trị sản phẩm.

28/11/2013
Diện Tích Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Phát Triển Tốt Diện Tích Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Phát Triển Tốt

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, bà con nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đã cấy lấp hơn 24.500 ha, đạt trên 95% kế hoạch năm. Trong đó, lúa cấy trên 20.000 ha, còn lại là lúa sạ, tập trung ở các xã: Thới Bình, Biển Bạch Đông, Biển Bạch và Hồ Thị Kỷ.

28/11/2013
Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Cho Hiệu Quả Cao Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Cho Hiệu Quả Cao

Dù mới "bén duyên" với vùng đất đồi gò tại Hà Nội được một thời gian ngắn, song với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 309 triệu đồng/ha, cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) đang phát huy lợi thế trên vùng đất đồi gò, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

28/11/2013
Bưởi Năm Roi Hồi Sinh Bưởi Năm Roi Hồi Sinh

Châu Thành (Hậu Giang) vốn có thế mạnh vườn cây ăn trái với diện tích hơn 9.000ha. Nhưng 3 năm trở lại đây diện tích và sản lượng có xu hướng giảm, trong đó nguyên nhân chính là do vườn bị lão hóa. Để từng bước khôi phục lại cây ăn trái truyền thống này, Châu Thành đã và đang thực hiện nhiều giải pháp khôi phục, trong đó mô hình “Trồng bưởi thâm canh theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm” được đánh giá là biện pháp khả thi nhất.

28/11/2013