Giải Pháp Quản Lý Chất Lượng Tôm Giống Nước Lợ Năm 2014

Dự báo, năm 2014, nhu cầu giống tôm sú cần khoảng 30 tỷ con, giống tôm thẻ chân trắng cần từ 30 - 40 tỷ con.
Ngày 18/2, tại Ninh Thuận đã diễn ra Hội nghị Giao ban kế hoạch sản xuất và Quản lý chất lượng tôm giống do Tổng cục thủy sản tổ chức.
Theo báo cáo Tình hình sản xuất, cung ứng và giải pháp quản lý chất lượng tôm giống nước lợ năm 2014 của Tổng cục thủy sản, tính đến hết năm 2013, cả nước có 2.305 cơ sở sản xuất tôm giống, trong đó 1.722 cơ sở sản xuất giống tôm sú và 583 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng (chưa kể các cơ sở ương, dưỡng tôm giống).
Sản lượng đạt khoảng 68,4 tỷ tôm giống, tăng 10% so với năm 2012. Trong đó tôm giống thẻ chân trắng là 47,2 tỷ và tôm giống sú bao gồm 21,3 tỷ con.
Hầu hết các cơ sở sản xuất tôm giống luôn chấp hành nghiêm túc quy định quản lý, sử dụng tôm bố mẹ có nguồn gốc, đúng thời hạn theo quy định và quan tâm tới lợi ích của khách hàng.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết, chất lượng tôm giống không đồng đều, những cơ sở có uy tín con giống được tiêu thụ rất tốt, giá cao.Tuy nhiên vẫn còn một lượng không nhỏ (khoảng 10 đến 20%) chưa kiểm soát được chất lượng do cơ sở sử dụng tôm bố mẹ gia hóa trà trộn, sử dụng tôm giống trôi nổi không rõ nguồn gốc, nhất là các tỉnh phía Bắc nhiều hộ đã mua giống giá rẻ 25-30 đồng/con đưa từ biên giới Trung Quốc sang.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân gây Hội chứng hoại tử gan tụy trên tôm là do một số dòng tôm thẻ chân trắng được chọn giống theo hướng tăng khả năng sinh trưởng thì giảm khả năng thích ứng nên khi bị sốc môi trường hoặc có tác nhân gây bệnh sẽ dễ dàng bị nhiễm bệnh chết hàng loạt. Nhiều cơ sở không có cán bộ kỹ thuật chuyên trách mà thuê chuyên gia nên công nghệ sản xuất giống không ổn định, phụ thuộc hiệu quả sản xuất thấp.
Tổng cục thủy sản dự kiến diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2014: sản lượng đạt 560.000 tấn; trong đó nuôi tôm sú xấp xỉ 2013, diện tích 600.000 ha, dự kiến đạt 270.000 tấn; nuôi tôm thẻ chân trắng dự kiến 50.000 ha đạt 290.000 tấn, tăng 3,6% so với 2013. Dự báo, năm 2014, nhu cầu giống tôm sú cần khoảng 30 tỷ con, giống tôm thẻ chân trắng cần từ 30 - 40 tỷ con.
Để tăng cường chất lượng tôm giống nước lợ năm 2014, nhiều giải pháp đã được Tổng cục thủy sản đưa ra, bao gồm: Tăng cường quản lý bám sát thực tiễn, kịp thời ban hành các văn bản quản lý mùa vụ, chỉ đạo sản xuất; Nghiên cứu bệnh, nghiên cứu các phương thức nuôi giảm thiểu rủi ro, tổng kết thực tiễn, phổ biến những điểm hình nuôi tôm thành công để nhân rộng; Tiếp tục nghiên cứu chọn giống để chủ động nguồn tôm bố mẹ trong nước, giảm giá thành sản xuất;
Tiếp tục truy xuất nguồn gốc tôm thẻ chân trắng bố mẹ tại Mỹ để hoàn thành việc truy xuất ngồn gốc tôm thẻ chân trắng tại các nước nhập khẩu tôm thẻ chân trắng bố mẹ vào Việt Nam; Triển khai kế hoạch kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh giống và chất lượng giống để nâng cao chất lượng con giống...
Yêu cầu các địa phương căn cứ hướng dẫn khung mùa vụ của Tổng cục Thủy sản và điều kiện thực tế tại địa phương để xây dựng lịch mùa vụ cụ thể cho từng vùng, quản lý lịch thả giống ngay từ đầu vụ. Không thả giống vào thời điểm nhiệt độ còn thấp là điều kiện phát sinh bệnh đốm trắng.
Có thể bạn quan tâm
Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương.

Tôi trở lại cánh rừng dầu tái sinh của cha con anh Trần Văn Hiếu ở thôn Bình An, xã Tân Bình (thị xã La Gi) vào buổi chiều tháng 6. Trong rừng, cây dầu, cây sến đã cao lên, xanh ra, tràn đầy sức sống. Hầu hết phát triển đồng đều, cao từ 10 - 15m, trên 20cm đường kính. Dưới tán rừng là thảm thực vật. Chồn, sóc và khỉ đã xuất hiện trong rừng.

Thời gian gần đây, người dân tại TP. Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông bắt đầu đối diện với tình trạng khó tiêu thụ quả thanh long. Thông tin này được truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin, tác động tiêu cực đến những hộ tham gia trồng thanh long nơi đây.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ nay tới cuối năm còn khá nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc.

Ngày 13-8, Cục Cạnh tranh (Bộ Công thương) đã làm việc với Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam bộ, Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai về kiến nghị kiện bán phá giá đối với các sản phẩm gà Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam tại Đồng Nai.