Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giải Pháp Phòng Trừ Bệnh Hại Để Phát Triển Thanh Long Bền Vững

Giải Pháp Phòng Trừ Bệnh Hại Để Phát Triển Thanh Long Bền Vững
Ngày đăng: 25/08/2014

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) sẽ thành lập Ban chỉ đạo phát triển thanh long; cùng với đó sẽ thành lập Tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu các vấn đề khoa học kỹ thuật có liên quan đến phòng chống bệnh đốm trắng.

Đây là một trong những nội dung quan trọng được Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo tại Hội nghị về thực trạng tình hình dịch bệnh trên cây thanh long và đề xuất các giải pháp quản lý bênh hại trong phát triển thanh long bền vững do Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức vào ngày 23-8 tại TP Phan Thiết (Bình Thuận).

Thanh long được trồng tập trung chủ yếu ở ba tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang với diện tích gần 34 nghìn ha. Do diện tích trồng thanh long tăng nhanh trong thời gian ngắn, đầu tư thâm canh không cao và không áp dụng hợp lý các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp theo hướng bền vững đã tạo sâu bệnh gia tăng, đặc biệt các bệnh hại trên thanh long phát sinh gây hại, lây lan nhanh rất khó kiểm soát như bệnh đốm trắng, thán thư đã gây nhiều thiệt hại cho bà con nông dân.

Theo các nhà chuyên môn, bệnh đốm trắng tuy không ảnh hưởng đến năng suất của thanh long, nhưng lại ảnh hưởng đến mẫu mã của trái thanh long. Đây chính là nguyên nhân làm cho thanh long bán không được, dẫn đến việc nhiều nhà vườn phải đổ bỏ thanh long như trong thời gian gần đây.

Tại hội nghị, đại diện các cơ quan chuyên môn cùng với các nhà khoa học đầu ngành của Bộ NN-PTNT đã báo cáo các kết quả nghiên cứu về tình hình bệnh hại, cơ chế gây bệnh, con đường lây bệnh cũng như đưa ra một số giải pháp ban đầu để phòng trừ bệnh hại trên cây thanh long.

Theo đại diện Cục trồng trọt, nấm bệnh phát triển và lan truyền qua bốn con đường, đó là không khí, con người, xác bã bị bệnh, đất và nước. Trên cơ sở nắm được cơ chế lan truyền của nấm bệnh thì chúng ta sẽ đưa ra các giải pháp để ngăn chặn hoặc hạn chế tối đa bệnh hại.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, việc nông dân sử dụng thuốc BTVT nhiều cũng làm tăng cơ hội cho các loại nấm bệnh phát triển. Trước tình hình bệnh hại đang rất cấp bách thì việc đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý bệnh hiệu quả, tập trung vào các biện pháp phòng trừ bệnh đốm trắng hại thanh long.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, cây thanh long đang đứng trước tình hình rất nghiêm trọng do bệnh hại phát triển mạnh; ảnh hưởng đến chất lượng trái cây và khả năng thương mại của trái cây. Vấn đề đặt ra là phải có hành động cấp bách và quyết liệt để xử lý.

Bộ trưởng chỉ đạo phải sử dụng hai nhóm giải pháp kỹ thuật, tổ chức và chính sách. Về kỹ thuật, phải làm rõ nguồn bệnh ở đâu và phải khống chế nguồn bệnh; ngăn chặn các đường lây lan bệnh; phải vệ sinh đồng ruộng; sử dụng thuốc phải hợp lý theo hướng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật và khuyến nông. Về tổ chức, phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến quy trình kỹ thuật cho nông dân.

Phải gấp rút xây dựng tổng kết những mô hình làm hay để phổ biến cho bà con nông dân. Các địa phương cơ sở trồng nhiều thanh long nên thành lập tổ tư vấn kỹ thuật hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ không riêng bệnh đốm trắng mà còn nhiều loại bệnh khác.

Trong tuần tới, Bộ sẽ thành lập Ban chỉ đạo phát triển thanh long do Thứ trưởng Lê Quốc Doanh làm trưởng ban với sự tham gia của ba tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang để phối hợp không chỉ chống dịch bệnh mà còn về quy hoạch, phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ, cơ chế chính sách, thị trường…

Thành lập tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu các vấn đề khoa học kỹ thuật có liên quan đến phòng chống bệnh đốm trắng do Cục trưởng Cục BVTV làm tổ trưởng, thành viên là các Viện thành viên của Viện khoa học nông nghiệp Việt nam, Học viện nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, các nhà khoa học hàng đầu về vấn đề này…cần thiết thuê chuyên gia hàng đầu của thế giới.

Cục trồng trọt phải xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển cây thanh long của Việt Nam để Bộ phê duyệt trong năm nay. Trên cơ sở đó, các tỉnh cụ thể hóa và hướng dẫn nông dân làm một cách chặt chẽ, không thể phát triển ồ ạt mọi nơi và mọi địa phương. Phải tổ chức chặt chẽ hơn, quản lý theo chuỗi giá trị thì mới có thể phát triển cây thanh long bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Hà Nội Đưa Vụ Đông Trở Thành Vụ Sản Xuất Chính Hà Nội Đưa Vụ Đông Trở Thành Vụ Sản Xuất Chính

Trong vài năm gần đây, diện tích trồng cây vụ Đông trên địa bàn Hà Nội có xu hướng giảm dần do nhiều nguyên nhân. Chính vì vậy, với mục tiêu đưa vụ Đông trở thành vụ chính nhằm nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân, năm nay, UBND TP đã chỉ đạo các huyện, thị xã tích cực vào cuộc mở rộng diện tích trồng cây vụ Đông.

26/09/2014
Thoát Nghèo Nhờ Trồng Bông Thiên Lý Thoát Nghèo Nhờ Trồng Bông Thiên Lý

Gia sản chỉ có 2 công đất rẫy nên cuộc sống gia đình ông Thạch Vươl (58 tuổi, ngụ ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) luôn luẩn quẩn trong vòng nghèo khó. Năm 2013, một người em sống ở TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn trồng cây thiên lý để bán bông. Và nhờ đó, gia đình ông Vươl thoát nghèo.

26/09/2014
Cam Sành Tại Vườn Ở Vĩnh Long Giá Thấp Cam Sành Tại Vườn Ở Vĩnh Long Giá Thấp

Nếu bán xô (trái nhỏ, lớn đều cân) khoảng 8.000 đ/kg, cam lựa loại 1 chỉ 11.000 - 12.000 đ/kg, cam nước 3.000 đ/kg. Theo các hộ trồng cam, vào đầu vụ giá từ 25.000 - 30.000 đ/kg, giá giữ mức cao kéo dài 3 tháng, sau đó vào mùa thu hoạch rộ giá giảm dần.

26/09/2014
Vải Thiều Việt Nam Chuẩn Bị Vào Thị Trường Australia Vải Thiều Việt Nam Chuẩn Bị Vào Thị Trường Australia

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết mùa vụ năm 2014, sản lượng vải thiều tại hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương ước đạt gần 200 nghìn tấn quả tươi. Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu vải thiều truyền thống lớn nhất của Việt Nam.

26/09/2014
Hồ Tiêu Gia Nhập Câu Lạc Bộ 1 Tỷ USD Phải Sửa Lại Quy Hoạch? Hồ Tiêu Gia Nhập Câu Lạc Bộ 1 Tỷ USD Phải Sửa Lại Quy Hoạch?

Trong khi nhiều mặt hàng nông sản khác đang gặp nhiều khó khăn khi XK ra thị trường thế giới, hợp đồng thu mua bị suy giảm, bị bạn hàng ép giá… thì hồ tiêu vẫn tăng trưởng mạnh, vững bước tiến sâu vào thị trường thế giới. Lần đầu tiên sau bao năm XK, lần đầu tiên tiêu đạt trên 1 tỷ USD.

26/09/2014