Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giải Pháp Nào Cho Thương Hiệu Tỏi Sơn La Tồn Tại

Giải Pháp Nào Cho Thương Hiệu Tỏi Sơn La Tồn Tại
Ngày đăng: 05/07/2013

Hiện nay, thị trường Sơn La xuất hiện rất nhiều loại củ, quả có xuất xứ từ Trung Quốc, trong đó có tỏi củ. Nếu so sánh thì tỏi Trung Quốc là sản phẩm đẹp về hình thức, dễ bóc, giá rẻ nhưng chất lượng thua xa các giống tỏi trồng tại Sơn La vừa có chất lượng hơn hẳn, nguồn gốc rõ ràng, lại an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng... Vậy tại sao tỏi Trung Quốc giá rẻ lại lấn át được tỏi địa phương...?

Đến bất kỳ khu chợ nào trên địa bàn tỉnh, chúng ta cũng sẽ thấy những sạp tỏi có xuất xứ từ Trung Quốc bày bán. Không cần phải kiến thức sâu rộng hay am hiểu nhiều về nghề nông, cũng có thể phân biệt được đâu là tỏi địa phương và đâu là tỏi nhập từ Trung Quốc. Bởi lẽ, loại tỏi nhập từ Trung Quốc củ và nhánh to hơn hẳn, ít nhánh hơn, dễ bóc.

Ngược lại, tỏi Sơn La trồng củ nhỏ hơn, đặc biệt là nhánh tỏi nhiều hơn và nhỏ hơn. Chất lượng thì ai đã từng sử dụng 2 loại tỏi này đều nhận thấy tỏi của Sơn La trồng có hương thơm hơn, khi bóc vỏ, tỏi có độ dính hơn, lượng dầu tiết ra từ các nhánh tỏi nhiều hơn...

Khảo sát tại một số khu chợ, những tiểu thương chuyên buôn bán tỏi và những người trực tiếp trồng tỏi trên địa bàn tỉnh, các ý kiến đều cho rằng: tỏi Trung Quốc giá rẻ, dễ bóc và có hình thức bắt mắt. Chị Phạm Thị Nga, tiểu thương chợ thị trấn Sông Mã, trên 6 năm chuyên buôn bán các loại hàng nông sản, cho hay mỗi năm tôi bán trên 1 tấn tỏi, trong đó tỏi Trung Quốc chiếm tới 70%.

Tỏi Trung Quốc chủ yếu bán cho các nhà hàng, quán ăn. Còn tỏi địa phương thì khách mua làm quà và số ít người dân mua về dùng. Tỏi địa phương mặc dù chất lượng hơn hẳn nhưng bóc không dễ, tép nhỏ và giá lại đắt gấp đôi tỏi Trung Quốc thành ra khách mua ít hơn.

Thời điểm này, tỏi Trung Quốc tại chợ dao động từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng/kg, trong khi tỏi địa phương từ 45.000 đồng đến 50.000 đồng/kg. Xét về kinh tế thì ai cũng sẽ chọn tỏi Trung Quốc, không ít người dân cũng có xu hướng chuyển sang dùng tỏi Trung Quốc vì giá rẻ.

Tiếp tục tìm gặp những người trồng tỏi và một số tiểu thương chuyên bán tỏi địa phương, được biết thêm đa phần những người mua tỏi địa phương là khách qua đường mua để làm quà hay một số người dân đã quen dùng sản phẩm tỏi địa phương.

Mặc dù bán chậm hơn tỏi Trung Quốc nhưng giống tỏi tía địa phương vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng. Bà Hà Thị Thuận, bản Nà Lè, xã Tường Phù (Phù Yên), một trong nhiều hộ trồng tỏi lâu năm nói: trước đây, gia đình tôi trồng trên 1.000m2. Từ ngày xuất hiện tỏi Trung Quốc, lượng bán giảm nhiều. Hiện tại, diện tích trồng tỏi của gia đình chỉ còn 700m2. Mỗi vụ thu trên 5 tạ tỏi củ và đã bán hết với giá 50.000 đồng/kg. Cái khó nhất của người trồng tỏi là đầu ra cho sản phẩm không ổn định, chưa có người đứng ra bao tiêu sản phẩm.

Bà Hà Thị Châu, bản Đông Tấu, xã Chiềng Đông (Yên Châu) phân tích: nếu tính công chăm sóc, chi phí vật tư, giống mà bán với giá 20.000 đến 25.000 đồng/kg thì không người trồng tỏi nào có thể trụ được. Gia đình tôi chỉ có 500m2 đất ruộng, chuyên trồng giống tỏi tía Phù Yên. Năm nào được giá, mỗi kg bán được 60.000 đồng. Những ai đã dùng tỏi tía địa phương đều không muốn dùng tỏi Trung Quốc, Vậy nên, nếu đầu ra ổn định, thì nghề trồng tỏi sẽ là hướng thoát nghèo cho nhiều gia đình...

Còn chị Nguyễn Thị Thuận, phường Tô Hiệu (Thành phố Sơn La) chia sẻ: trước đây đã từng dùng tỏi Trung Quốc nhưng sau những phát hiện có thuốc trừ sâu hay dư lượng thuốc bảo bảo vệ thực vật trên một số nông sản của Trung Quốc, gia đình tôi đã chuyển hẳn sang dùng tỏi tía Sơn La...

Phù Yên là một trong những huyện nổi tiếng với đặc sản tỏi tía. Giai đoạn từ 2005 đến 2007, huyện có 150 đến 250ha trồng tỏi. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự xuất hiện của tỏi Trung Quốc nên diện tích này đã giảm dần theo các năm và đến niên vụ vừa rồi chỉ còn khoảng 50 ha. Thực tế đã chứng minh: mỗi ha trồng tỏi có giá trị kinh tế gấp 3 đến 4 lần so với trồng lúa, nông dân Sơn La đã từng có thu nhập cao từ nghề này.

Các cơ quan chuyên môn nên sớm có chiến lược bảo vệ thương hiệu, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm tỏi địa phương Sơn La. Trước mắt, mỗi người tiêu dùng hãy sáng suốt sử dụng sản phẩm của chính người nông dân Sơn La, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, vừa bảo vệ được sức khỏe của gia đình mình vừa tránh những sản phẩm tỏi chất lượng không tốt, chưa được kiểm tra mức độ an toàn hiện đang được bày bán trên thị trường...


Có thể bạn quan tâm

Gà Đông Tảo Gà Đông Tảo "Sốt" Giá

Giá gà tăng đột biến do dịp cuối năm, nhu cầu mua loại gà đặc sản này làm quà biếu tăng cao. Gà biếu thường được bán theo cặp, trung bình từ 6 - 10 kg/cặp. Theo đó, gà Đông Tảo có giá từ 3 - 5 triệu đồng/cặp. Điểm đặc biệt của gà Đông Tảo là cặp chân “voi”, chân càng to càng được thị trường ưa chuộng. Khách đặt mua chủ yếu là ở Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành lân cận.

22/01/2015
Nông Dân Được Bao Tiêu 60% Lượng Sữa Tươi Nguyên Liệu Nông Dân Được Bao Tiêu 60% Lượng Sữa Tươi Nguyên Liệu

Mở đầu vụ sản xuất năm 2015, chỉ trong 19 ngày đầu tháng 1, Vinamilk thu mua gần 12.000 tấn sữa, tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, riêng khu vực TPHCM và phụ cận, trong những ngày đầu năm 2015, Vinamilk thu mua hơn 7.500 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ.

22/01/2015
Nguồn Cung Thịt Heo Không Lo Thiếu Hàng Vào Dịp Tết Nguồn Cung Thịt Heo Không Lo Thiếu Hàng Vào Dịp Tết

Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 đang đến gần. Đây là thời điểm lượng hàng hóa, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu này, việc bảo đảm cân đối nguồn cung - cầu thịt heo trong dịp tết đã được các cơ quan chức năng, ngành chăn nuôi, siêu thị, trung tâm thương mại tăng cường.

22/01/2015
Kinh Nghiệm Nuôi Bê Trên Đệm Lót Sinh Học Kinh Nghiệm Nuôi Bê Trên Đệm Lót Sinh Học

Qua quá trình nuôi bê trên đệm lót sinh học, ông Minh thấy hình thức nuôi này có nhiều ưu điểm nổi bật như: chuồng bê hoàn toàn không có mùi hôi thối, phân bê thải ra được xử lý ngay bởi đệm lót. Nếu như trước kia ông nuôi bê trên nền xi măng, đến ngày thứ 2 đã phải tắm cho bê vì phân thải ra hàng ngày dính bẩn trên cơ thể, làm cho bê bị dễ bị lạnh, dễ phát sinh bệnh hô hấp, tiêu chảy, thì nay ông nuôi bê không cần phải tắm.

22/01/2015
Khá Lên Nhờ Nuôi Bò Sinh Sản Khá Lên Nhờ Nuôi Bò Sinh Sản

Đó là ông Nguyễn Văn Tự, ở thôn Chánh Nhơn, xã Cát Nhơn (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Năm 2010, ông mạnh dạn đầu tư hàng triệu đồng để xây dựng chuồng trại, quy mô tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống thoát nước, xử lý vệ sinh môi trường, trồng thêm cỏ làm thức ăn xanh cho bò.

22/01/2015