Giải Pháp Kỹ Thuật Nhằm Giảm Giá Thành Trong Khâu Ương, Nuôi Cá Tra

Đây là nội dung khóa tập huấn vừa diễn ra tại Nhà khách tỉnh Đồng Tháp. Chương trình do dự án SUPA kết hợp với Khoa Thủy sản (Đại học Cần Thơ), Chi cục Thủy sản Đồng Tháp tổ chức.
Tham dự buổi tập huấn có gần 120 học viên là nông dân chuyên ương, nuôi cá tra; thành viên câu lạc bộ nuôi trồng thủy sản VietGAP; hợp tác xã và các công ty, doanh nghiệp nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh.
Tại khóa tập huấn, các giảng viên Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ đã chia sẻ kiến thức cho học viên về quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá tra; quy trình kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm xuất khẩu trong ao đất... Khóa tập huấn nhằm tìm ra các giải pháp kỹ thuật để nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng cá tra thương phẩm trong quá trình ương và nuôi thâm canh trong ao đất. Từ đó, góp phần làm giảm giá thành cho hộ dân, các trang trại nuôi cá tra xuất khẩu ở tỉnh nhà.
Có thể bạn quan tâm

Đồng Nai không thiếu các mô hình sản xuất, chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP… Mục tiêu của nông dân khi ứng dụng những mô hình sản xuất an toàn này là để sản phẩm đủ điều kiện vào kênh siêu thị.
Do ảnh hưởng của thời tiết thất thường, nhất là những đợt mưa lớn kéo dài trong tháng 9 khiến nhiều vùng sản xuất rau trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giảm mạnh về sản lượng khiến cung không đủ cầu.

Đó là chia sẻ, góp ý của Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam Nguyễn Hữu Tài xung quanh giải pháp nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan trên chè thời gian vừa qua.

Thời gian gần đây, dư luận trong cả nước đang nóng lên chuyện tranh cãi giữa một số doanh nghiệp và các địa phương cũng như giữa cơ quan quản lí Nhà nước với doanh nghiệp xung quanh chủ trương hạn chế cũng như khuyến cáo việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Thời điểm hiện nay, nông dân trồng cây ăn trái của tỉnh Đồng Nai, như: bưởi, xoài, mãng cầu... đang tập trung cho vụ sản xuất để thu hoạch trái cây vào đúng vụ Tết Nguyên đán 2016.