Giải Pháp Kỹ Thuật Nhằm Giảm Giá Thành Trong Khâu Ương, Nuôi Cá Tra

Đây là nội dung khóa tập huấn vừa diễn ra tại Nhà khách tỉnh Đồng Tháp. Chương trình do dự án SUPA kết hợp với Khoa Thủy sản (Đại học Cần Thơ), Chi cục Thủy sản Đồng Tháp tổ chức.
Tham dự buổi tập huấn có gần 120 học viên là nông dân chuyên ương, nuôi cá tra; thành viên câu lạc bộ nuôi trồng thủy sản VietGAP; hợp tác xã và các công ty, doanh nghiệp nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh.
Tại khóa tập huấn, các giảng viên Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ đã chia sẻ kiến thức cho học viên về quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá tra; quy trình kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm xuất khẩu trong ao đất... Khóa tập huấn nhằm tìm ra các giải pháp kỹ thuật để nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng cá tra thương phẩm trong quá trình ương và nuôi thâm canh trong ao đất. Từ đó, góp phần làm giảm giá thành cho hộ dân, các trang trại nuôi cá tra xuất khẩu ở tỉnh nhà.
Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản và nhiên liệu khoáng sản gặp nhiều khó khăn, lần lượt giảm 9,9% và 45,5% so với cùng kỳ.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ trở thành hình mẫu, quy chuẩn cho thương mại trong thế kỷ 21.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã khẳng định, xuất khẩu gạo từ quý IV này sẽ khả quan hơn và tăng trưởng ổn định hơn.

Nhu cầu giống cây trồng của nông dân ngày càng tăng. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng giống cũ từ 5 – 10 năm trước vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, giống kém chất lượng không qua quy trình chọn lọc được bày bán tràn lan khó phân biệt nên dễ bị thoái hóa.

Rời bỏ thành phố trở về quê mua đất, làm nhà, mạnh dạn đầu tư vốn mở cơ sở sản xuất bánh tráng mỏng bằng công nghệ dây chuyền, trung bình mỗi năm thu lãi trên dưới 200 triệu đồng. Đó là trường hợp của anh Nguyễn Đăng Xiêm, ở thôn Tân Lập, xã Hành Nhân (Nghĩa Hành).