Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giải pháp hạn chế trái cây dội chợ

Giải pháp hạn chế trái cây dội chợ
Ngày đăng: 19/08/2015

Ông Nguyễn Bé Ba, ấp Bình Hòa B, xã Tam Bình (Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết: Năm 2014, với 40 cây sầu riêng trồng trên diện tích 2.000 m2, sau khi thu hoạch trừ chi phí ông còn lãi trên 330 triệu đồng.

Để có được giá trị kinh tế cao như vậy, bước đầu tiên là ông mạnh dạn chuyển đổi giống, tiếp theo là ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong quá trình canh tác, xử lý cho sầu riêng ra trái rải vụ để tránh dội chợ, giá bán giảm sâu. 

Được biết, trong vòng 2 năm trở lại đây đã có khoảng 50% diện tích trồng sầu riêng ở Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long…, được các nhà vườn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật như xử lý cho cây ra hoa trái rải vụ để bán được giá cao.

Giá trái chín rải vụ luôn ổn định ở mức từ 45.000 – 60.000đ/kg, cá biệt có hộ bán được hơn 100.000đ/kg. Lợi nhuận sầu riêng sản xuất rải vụ thu về cao gấp 1,8 lần so với chính vụ.

Đi liền đó là cây chôm chôm cũng được các nhà vườn ở khu vực ĐBSCL quan tâm đầu tư, nhằm phát huy lợi thế. Hiện 3 tỉnh là Bến Tre, Tiền Giang và Vĩnh Long đã phát triển thành vùng chuyên canh chôm chôm, với tổng diện tích trên 7.730 ha.

Đến nay đã có 6.750 ha đang cho trái, sản lượng hàng năm khoảng 122.000 tấn. Các giống được trồng phổ biến là chôm chôm Java, chôm chôm đường và chôm chôm Rongriêng. Thị trường tiêu thụ nội địa chiếm 80%, còn lại XK sang Trung Quốc, Mỹ…

Đối với cây nhãn, sau thời gian dịch bệnh chổi rồng hoành hành trên giống nhãn tiêu da bò, các nhà vườn đã mạnh dạn chuyển sang trồng giống nhãn Edor, xuồng cơm vàng…, đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Cùng với giải pháp xử lý cho nhãn ra trái rải vụ, các nhà vườn mở rộng việc sản xuất theo tiêu Viet GAP, Global GAP phục vụ XK...

Nhãn đang rất rộng mở con đường xuất khẩu

2 năm qua, các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang Vĩnh Long và Tiền Giang đã hình thành được chuỗi liên kết trong việc tổ chức sản xuất rải vụ cho vườn xoài theo hướng an toàn.

Hậu Giang là tỉnh có diện tích xoài rải vụ nhiều nhất khu vực ĐBSCL với 1.600 ha và được phân thành 3 kỳ thu hoạch: Tháng 1 – 2, tháng 7 – 9 và thàng 10 – 12. Cần Thơ thu hoạch từ tháng 1 – 2, Vĩnh Long tháng 8 – 12; Tiền Giang tháng 10 – 2 năm sau...Chính điều này giúp cho trái xoài đỡ bị dội chợ, giá giảm mỗi khi vào mùa thu hoạch...


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Đổ Xô Trồng Lúa Nhật Nông Dân Đổ Xô Trồng Lúa Nhật

Trước tình hình khó khăn chung của nghề trồng lúa, nhiều bà con nông dân có khuynh hướng tìm kiếm những giống lúa mới đạt giá trị kinh tế cao hơn để tiếp tục canh tác. Trong đó giống lúa Nhật (ĐS1) được nhiều nông dân ưa chuộng và tìm trồng.

17/07/2013
Chủ Động Phòng Chống Bệnh Đốm Trắng Trên Cây Thanh Long Chủ Động Phòng Chống Bệnh Đốm Trắng Trên Cây Thanh Long

Theo ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, địa phương đang tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật canh tác tiên tiến, khuyến cáo nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp hiệu quả nhằm phòng chống bệnh đốm trắng đang gây hại trên cây thanh long.

17/07/2013
Nuôi Trâu Thu Nhập 200 Triệu Đồng/năm Nuôi Trâu Thu Nhập 200 Triệu Đồng/năm

Đến xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội dễ dàng nhận thấy những đàn trâu nhởn nhơ ăn cỏ ven đê. Ở Tứ Hiệp, số hộ nuôi trâu không nhiều nhưng lại có nguồn thu tương đối cao, trong đó phải kể đến gia đình ông Nguyễn Văn Báu, thôn Đồng Trì.

17/07/2013
6 Tháng, Sản Lượng Thủy Sản Đạt Hơn 1.900 Tấn 6 Tháng, Sản Lượng Thủy Sản Đạt Hơn 1.900 Tấn

Sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh Lào Cai tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên sức tiêu thụ thủy sản gặp khó khăn, bởi giá bán thấp.

17/07/2013
Ngành Chăn Nuôi Cần Ngăn Ngừa Bùng Phát Dịch Bệnh Ngành Chăn Nuôi Cần Ngăn Ngừa Bùng Phát Dịch Bệnh

Đồng hành với việc chăn nuôi phát triển là dịch bệnh xuất hiện. Khoảng 1 thập niên qua, dịch bệnh trong chăn nuôi xuất hiện nhiều hơn, lan rộng và nhanh hơn, như cúm gia cầm, heo tai xanh, lở mồm long móng làm ngành chăn nuôi không ít lần lúng túng, người nuôi lao đao vì thiệt hại nặng nề.

18/07/2013