Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giải Pháp Chống Hạn Cho Cây Trồng

Giải Pháp Chống Hạn Cho Cây Trồng
Ngày đăng: 16/05/2014

Trên những vùng khô hạn, lượng mưa ít thì việc đảm bảo nguồn nước cung cấp cho cây trồng là điều cần thiết. Đối với cây thanh long nếu không đủ nước tưới thì năng suất giảm rõ rệt, cây cho trái nhỏ, chất lượng kém.

Vì vậy chị Đỗ Thị Thu An (Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã nghiên cứu thành công phương pháp tiết kiệm nước và phân bón cho cây qua ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp hạt polimer giữ ẩm, giúp nhiều diện tích thanh long trên địa bàn tỉnh chống chọi với khô hạn và phát triển bền vững.

Chị An cho biết, polimer giữ ẩm là sản phẩm được tạo thành từ quá trình ghép acrylic vào tinh bột, có khả năng hút nước từ 300 - 350 lần, hạt giữ ẩm polimer giữ nước ổn định và không thể bị tách ra bởi áp lực đến 5 bar, tuy nhiên rễ cây lại dễ dàng lấy nước từ polimer. Vì vậy vật liệu giữ ẩm này thường được sử dụng trong những vườn ươm cây giống, vườn cây ăn  trái, công viên, sân vận động...

Polimer thường được sử dụng phối hợp với các loại phân bón hóa học làm tăng hiệu quả của việc bón phân, thời gian hạt được lưu giữ trong đất khoảng từ 6 đến 12 tháng. Tuy nhiên hiện các nhà vườn trong tỉnh vẫn chưa mạnh dạn sử dụng sản phẩm trên mà chủ yếu dựa vào hệ thống tích nước nhỏ giọt để giữ ẩm cho đất.

Vì thế khi một số hộ dân ở thôn Hiệp Lễ (Tân Thuận, Hàm Thuận Nam), thôn Đại Thiện 1 (Hàm Hiệp, Hàm Thuận Bắc) đồng ý ứng dụng giải pháp kết hợp tưới nhỏ giọt với bón hạt polimer giữ ẩm, nhiều bà con trong vùng khá tò mò và tỏ ra ái ngại, nhưng sau đó chính họ đã cho biết kết quả rằng, “Trước đây bình quân 3 ngày tưới thanh long một lần, lượng nước khoảng 60 - 80 lít/lần tưới/trụ. Còn khi thực hiện tưới nhỏ giọt kết hợp bón hạt polimer giữ ẩm, chỉ cần tưới 6 - 7 ngày/lần và lượng nước tưới giảm còn 20 - 30 lít/lần tưới/trụ, rất tiết kiệm, nhưng vẫn đảm bảo năng suất”.

Theo chị An, với giải pháp trên bà con nông dân nên thực hiện ở những vùng đất có khả năng thoát nước tốt, không bị úng đọng trong vườn vào mùa mưa, đặc biệt là trên vùng đất cát pha giữ nước và phân bón kém. Lưu ý khi bón hạt polimer giữ ẩm cho gốc thanh long phải xới đất sâu 10 - 15cm, rộng 20cm quanh bồn cho tơi xốp. Rải polimer (50 - 60 gr/trụ) và trộn đều với đất.

Đối với các vòng dây tưới nhỏ giọt cho từng trụ trong vườn thanh long đã được lắp trước đó không áp dụng theo phương pháp thông thường là để trực tiếp dây trên mặt đất, mà phải thiết kế cho dây tưới cao cách mặt đất 20 - 30cm, nhằm tạo thuận lợi cho việc bón polimer, bón phân hữu cơ, ủ rơm, cắt cỏ; dễ dàng kiểm tra và phát hiện khi dây tưới có sự cố (tắc, nghẹt lỗ tưới).

Đồng thời với cách làm trên nhà vườn hoàn toàn chủ động trong việc chọn thời điểm bón phân, dễ dàng chia được nhiều lần bón, đặc biệt phân bón được hấp thụ vào polimer nhả dần cho cây sử dụng, giảm thiểu tối đa lượng phân bón bị thất thoát.

Diện tích thanh long trên địa bàn tỉnh đang tăng cao, do vậy việc áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp hạt polimer là giải pháp hữu hiệu giúp nhà vườn trồng thanh long đối phó với khô hạn, qua đó tiết kiệm nước và công tưới, hạn chế cỏ dại, tiết kiệm phân bón, giảm lượng hóa chất thải vào môi trường do cây không sử dụng hết, phù hợp với sản xuất thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.


Có thể bạn quan tâm

Đẩy Mạnh Phát Triển Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Đẩy Mạnh Phát Triển Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến

Những năm qua, nhất là kể từ sau khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) trong toàn tỉnh không ngừng tăng lên.

29/06/2013
Nhiều Bất Cập Trong Nuôi Tôm Công Nghiệp Ở Kiên Giang Nhiều Bất Cập Trong Nuôi Tôm Công Nghiệp Ở Kiên Giang

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang, quy hoạch đến năm 2015, tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp của tỉnh là 20.000 ha, tập trung ở 2 huyện Kiên Lương và Giang Thành, trong đó kế hoạch năm 2013 này thả nuôi khoảng 2.000 ha.

29/03/2013
Làm Gì Để Thúc Đẩy Sản Xuất Nông Nghiệp “Mũi Nhọn”? Làm Gì Để Thúc Đẩy Sản Xuất Nông Nghiệp “Mũi Nhọn”?

Điện Biên được đánh giá có tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Ngoài được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên, thì tỉnh ta còn có nguồn nhân lực dồi dào. Song, giải pháp nào để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp “mũi nhọn” cho địa phương - ngành “trụ cột” của tỉnh nhà là bài toán nan giải…

29/06/2013
“Cánh Đồng Mẫu Lớn” Tăng Thêm Lợi Nhuận 2 Triệu Đồng/héc-Ta Ở An Giang “Cánh Đồng Mẫu Lớn” Tăng Thêm Lợi Nhuận 2 Triệu Đồng/héc-Ta Ở An Giang

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) vừa tổng kết mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại xã Vĩnh Nhuận (Châu Thành - An Giang). Mô hình có 116 nông dân tham gia sản xuất 217 héc-ta lúa đều đạt lợi nhuận tăng thêm khoảng 2 triệu đồng/héc-ta.

30/03/2013
Mường Đăng Xây Dựng Môi Trường Nông Thôn Mới Mường Đăng Xây Dựng Môi Trường Nông Thôn Mới

Xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng là một trong nhiều địa phương ở tỉnh ta đang chờ phê duyệt Đề án xây dựng Nông thôn mới. Hầu hết các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới xã đều chưa triển khai thực hiện được. Song từ thực tế hiện nay, một số tiêu chí xã có thể triển khai ngay mà không cần đợi phê duyệt, đó là một số mục tiêu trong tiêu chí thứ 17 về xây dựng môi trường nông thôn.

29/06/2013