Giải cứu ổi Sóc Trăng

Để trợ giúp nông dân, ngày 23-5, nhóm bạn trẻ thuộc Chương trình “Đồng hành cùng nông dân” tiếp tục tham gia giải cứu ổi Kế Sách đang trong tình trạng mất giá nặng. Theo đó, nhóm hỗ trợ thu mua 10 tấn ổi với giá 2.000 đồng/kg, cao hơn mức giá thương lái thu mua khoảng 1.000 đồng/kg, sau đó chuyển lên TPHCM tiêu thụ.
Anh Lê Ngọc Thìn, đại diện nhóm bạn trẻ thuộc Chương trình “Đồng hành cùng nông dân”, cho biết: “Trước đây, nhóm cũng đã từng thực hiện chiến dịch giải cứu hành tây Đà Lạt, đạt kết quả khá khả quan. Qua thông tin báo chí, nhóm biết là ổi Sóc Trăng giá rất thấp, nông dân không có lãi nên nhóm cũng quyết định làm thêm chiến dịch giải cứu ổi Sóc Trăng. Đợt đầu tiên, nhóm sẽ mua 10 tấn ổi với giá 2.000 đồng/kg, với mong muốn giúp nông dân giảm một phần thiệt hại”.
Huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng có hơn 1.000ha trồng ổi. Hiện giá ổi được các thương lái thu mua giảm xuống mức thấp nhất trong vòng gần 10 năm qua, chỉ còn 400 - 500 đồng/kg, trong khi chi phí sản xuất lên đến 3.500 - 4.000 đồng/kg. Trước tình trạng ùn ứ ổi, một số nông dân đã bỏ mặc vườn ổi, hoặc đốn bỏ cây ổi để chuyển sang cây trồng cây khác.
Có thể bạn quan tâm

Tại buổi giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu của Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) chiều 25/11 ở TP HCM, Tổng giám đốc Bùi Minh Tiến cho hay, theo lộ trình ngày 11/12, Đạm Cà Mau sẽ chào bán 128,9 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), tương đương 24,36% vốn điều lệ với giá khởi điểm 12.000 đồng một cổ phiếu. Dự kiến, đến cuối quý I/2015 công ty sẽ chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP HCM.

Hiện tại, củ dền tại vườn có giá 18.000 đồng một kg, bán lẻ tại chợ Đà Lạt từ 23.000 đến 25.000 đồng, được ghi nhận là cao nhất từ trước tới nay. Vào thời điểm đầu năm, giá loại củ này chỉ trên dưới 1.000 đồng một kg, nhiều nhà vườn đã phải phá bỏ hoặc cho bò ăn, dẫn đến hạn chế canh tác.

Bà Dàng tâm sự: “Giá mía quá rẻ, tôi bán chỉ được 700 đ/kg. Thương lái đặt cọc có 1 triệu đồng và hẹn hơn 20 ngày nữa mới tới thu mua. Trong khi mía đã trổ cờ, đến lúc đó mía bị bọng ruột và khô hết, chắc chẳng còn được mấy tấn/công. Tình hình này thì nông dân trắng tay, không biết lấy đâu ra vốn đầu tư cho vụ tiếp theo”.

Được phù sa sông Cửu Long bồi đắp và điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Đồng Tháp có tiềm năng to lớn trong sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản .. Từ năm 2012, Đồng Tháp đã vươn lên tốp đầu của cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cao (CPI) cấp tỉnh, thu hút đầu tư, hợp tác phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Hàng trăm người dân đổ về huyện Sơn Hà, Tây Trà và Sơn Tây (Quảng Ngãi) triệt hạ cây rừng phòng hộ để thu hoạch ươi đang còn tươi, non.