Giải cứu cá tra nhân rộng mô hình liên kết hiệu quả

Sự tham gia của ngân hàng đã giúp doanh nghiệp, nông dân bớt áp lực về nguồn vốn
Những điểm sáng mới
Một trong những địa phương đi đầu thực hiện tốt mô hình liên kết 4 bên là tỉnh Đồng Tháp, trong đó, Công ty TNHH Hùng Cá là điển hình. Công ty đang liên kết theo hình thức ăn chia lợi nhuận với hơn 300 hộ dân nuôi cá tra nhỏ lẻ.
Ngoài ra, công ty còn liên kết với 20 hộ nông dân khác để thực hiện chuỗi liên kết dọc tại 40ha ao nuôi.
Theo chuỗi này, công ty cung cấp thức ăn giai đoạn cá lớn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi và bao tiêu sản phẩm, các khâu còn lại do người dân đầu tư. Theo ông Trần Văn Hùng - Tổng giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá - qua mô hình trên, doanh nghiệp thuận lợi hơn về nguồn nguyên liệu, nông dân lợi nhuận được đảm bảo.
Tại tỉnh Hậu Giang, mô hình liên kết trong sản xuất cá tra cũng được thực hiện khá thành công. Ông Nguyễn Văn Khởi - Phó trưởng Phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy - cho biết: Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) thị xã Ngã Bảy đã tổ chức thí điểm mô hình liên kết 4 bên để giúp người nuôi cá có điều kiện tiếp cận vốn ngân hàng.
Mô hình được thực hiện gồm: Agribank, 11 hộ nuôi cá, Công ty Chế biến thủy sản Hưng Phú và Nhà máy sản xuất thức ăn Việt Long.
Sau thời gian thí điểm trên diện tích 4ha, người dân địa phương rất phấn khởi vì họ yên tâm về đầu vào và đầu ra, không lo bị doanh nghiệp chiếm dụng vốn. Phát huy hiệu quả của mô hình này, hàng chục xã viên thuộc Hợp tác xã Đại Thắng cũng tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng thông qua chuỗi sản xuất khép kín từ ao nuôi đến tiêu thụ, chế biến.
Vốn ngân hàng đi đúng hướng
Ngân hàng Agribank Chi nhánh An Giang đã thực hiện liên kết với Công ty Cổ phần Việt An và Công ty TNHH Thuận An thí điểm mô hình cùng góp vốn với doanh nghiệp đầu tư vùng nuôi. Ngân hàng sẽ cho các hộ nuôi cá tra tham gia mô hình vay 30% vốn, đồng thời hạ tiêu chuẩn thế chấp để tăng thêm cơ hội tiếp cận vốn cho người nuôi.
Đặc biệt, ngân hàng sẽ đề xuất với địa phương cấp cho doanh nghiệp tham gia thí điểm mô hình liên kết xây dựng vùng nuôi “Chứng chỉ xác nhận uy tín” để người dân yên tâm hợp tác.
Ông Nguyễn Thái Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Thuận An - tin tưởng: Nếu mô hình trên được doanh nghiệp và người dân hưởng ứng, nhân rộng thì bài toán về vốn và nguyên liệu cá tra sẽ được giải quyết.
Bà Mai Thị Ánh Tuyết - Giám đốc Sở Công Thương Tỉnh An Giang - đánh giá: Chuỗi liên kết mà một số doanh nghiệp tại địa phương đang thực hiện đã khắc phục được hạn chế của những mô hình trước đó. Sự tham gia của ngân hàng đã làm cho doanh nghiệp lẫn người nông dân bớt áp lực về vốn. Bên cạnh đó, nông dân yên tâm nuôi cá vì đã có doanh nghiệp bao tiêu, cung cấp thức ăn, doanh nghiệp chế biến cũng có nguyên liệu phục vụ sản xuất...
Về phía ngân hàng, khi cho vay theo chuỗi, ngân hàng có thể kiểm soát được dòng tiền lưu chuyển, kể cả trong trường hợp doanh nghiệp bán sản phẩm cho nước ngoài. Vì vậy, mức độ rủi ro khi cho vay giảm đáng kể. Đáng mừng hơn, ngân hàng đưa vốn vào sản xuất cá tra đúng lúc, kịp thời, đúng đối tượng, đem lại hiệu quả cao.
Sự tham gia của ngân hàng trong một số mô hình liên kết đã làm cho doanh nghiệp lẫn người nông dân bớt áp lực về vốn.
Có thể bạn quan tâm

Ông Phan Văn Minh, chủ trang trại trồng các loại đặc sản quýt đường, cam xoàn, sầu riêng, măng cụt tại ấp 4, xã Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) là một nông dân có nhiều ý tưởng mới vì không ngại thử nghiệm những mô hình mới và là người đam mê sáng chế, tự cải tiến, chế tạo nhiều máy móc, dụng cụ trong nông nghiệp.

Chúng tôi tìm đến nhà anh Lê Hoàng Minh vào một buổi chiều, đúng lúc anh đang tất bật hái cam để kịp giao cho khách hàng. Đập vào mắt chúng tôi là một vườn cam sành rộng 1,5ha xanh tốt, trĩu quả. Khoảng nửa tháng nay, ngoài những thành viên trong gia đình, anh Minh còn phải thuê thêm 2 lao động cùng hái và đóng gói cam. Vừa hái những trái cam chín mọng, anh Minh vui vẻ nói: “Đây là năm thứ 2 vườn cam nhà tôi cho thu hoạch.

Ngày 5/2/2015 Công ty Điện lực Tiền Giang phối hợp UBND huyện Chợ Gạo tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình "Hỗ trợ nông dân trồng thanh long đổi đèn tròn sợi đốt bằng đèn Compact tiết kiệm điện". Chương trình do Công ty Điện lực Tiền Giang phối hợp Hội Nông dân tỉnh và Tỉnh đoàn Tiền Giang thực hiện.

Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi nên chỉ thu hoạch được khoảng 500 trái bưởi “bàn tay Phật” đạt tiêu chuẩn, với giá bán 1,2 triệu đồng/cặp. Do số lượng quá ít, nên mấy ngày nay rất nhiều khách hàng từ TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ… hỏi mua, nhưng loại bưởi “độc” này không còn hàng để bán.

Đại diện Viện Cây ăn quả Miền Nam nhận định, hầu hết các mẫu quýt hồng dự thi năm nay đều có phẩm chất và màu sắc tốt. Nếu so với kết quả nghiên cứu trước đây, các tiêu chí về độ Brix và lượng axit tổng trong trái đều đạt tiêu chuẩn cao hơn trước. Tuy nhiên, để nâng cao phẩm chất cho quýt hồng, các cây đạt giải cao tại hội thi năm nay cần được tiếp tục theo dõi và nghiên cứu nhằm tìm ra những đặc tính trội, giúp tăng phẩm chất trái cho quýt hồng Lai Vung trong thời gian tới.