Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giải bài toán điện cho thanh long

Giải bài toán điện cho thanh long
Ngày đăng: 22/10/2015

Thanh long được tỉnh Bình Thuận xác định là loại cây trồng lợi thế, xóa đói giảm nghèo.

Với hiệu quả mang lại, những năm qua, diện tích thanh long của tỉnh không ngừng được mở rộng.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển đó, ngành điện đã tích cực đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống điện phục vụ sản xuất loại cây trồng lợi thế này.

Ở thủ phủ thanh long Bình Thuận, hệ thống lưới điện đóng vai trò rất quan trọng.

Có điện chong đèn, thanh long cho ra quả nghịch vụ mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cũng như hàng ngàn hộ dân khác trong huyện Hàm Thuận Nam, gia đình ông Nguyễn Văn Trung ở thôn Phú Phong, xã Hàm Mỹ đã khá lên nhờ canh tác thanh long chong đèn.

Với 1.100 trụ trên diện tích hơn 1 héc-ta, trừ hết các chi phí, mỗi năm gia đình ông thu nhập hơn 200 triệu đồng, có năm lên đến 300 triệu nhờ bán được giá.

Ông Trung khẳng định: “Trồng thanh long mà không có điện không thể phát triển được đâu.

Tại vì cái hàng mùa, giá nó bấp bênh, mà sản lượng lại không có.

Ví dụ trên 1.000 trụ nó ra một đợt vậy có 1 - 2 tấn thôi, nên buộc phải chạy điện nghịch vụ.

Nếu không có điện thì nông dân không khá lên được.”

Từ khi cây thanh long trở thành cây trồng lợi thế, giúp hàng ngàn hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu, diện tích thanh long trong tỉnh Bình Thuận tăng lên chóng mặt.

Lúc đầu theo quy hoạch đến năm 2015, toàn tỉnh sẽ trồng khoảng 15.000 héc-ta thanh long.

Thế nhưng diện tích vào năm 2011 đã là 18.600 héc-ta, vượt xa kế hoạch.

Không dừng lại ở đó, diện tích thanh long mỗi năm lại tiếp tục tăng thêm.

Nắm bắt được tình hình đó, ngành điện đã chủ động đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện phát triển cây trồng lợi thế của địa phương.

Những công trình đáng kể đến là: lưới điện 220KV với trên 82km đường dây và 250MVA dung lượng trạm; lưới điện 110KV với hơn 66km đường dây và 586MVA dung lượng trạm; Lưới điện phân phối với gần 782km đường dây trung thế, 307km đường dây hạ thế và 74MVA dung lượng trạm biến áp phân phối...

Nhờ đó, sản lượng điện phục vụ sản xuất thanh long đến năm đạt 568 triệu kWh, tăng 2,36 lần so với năm 2010.

Ông Nguyễn Thành Ngôn, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Bình Thuận cho biết: “Ngành điện trong năm 2010 - 2015 đã triển khai đầu tư xây dựng với một khối lượng đầu tư rất lớn, khoảng 1.355 tỷ đồng bằng nhiều nguồn vốn, đầu tư cho các hệ thống truyền tải để đáp ứng nhu cầu dùng điện cho chong đèn thanh long ngày càng phát triển.”

Trong số những công trình đã được đầu tư trên địa bàn Bình Thuận, Trạm biến áp 110KV Ma Lâm vừa đi vào hoạt động tạo điều kiện thuận lợi rất lớn đối với các vùng thiếu điện canh tác thanh long ở huyện Hàm Thuận Bắc.

Anh Bùi Công Tín ở xã Thuận Minh vừa được câu bình hạ thế 75 kVA để chong đèn gần 2.000 trụ thanh long của gia đình chia sẻ: “Những năm trước đây hạ bình rất khó khăn.

Từ khi có trạm 110KV Ma Lâm đóng điện vận hành thì đủ điện cung cấp cho bà con chúng tôi.

Nên hiện tại bây giờ mình đăng ký hạ bình phục vụ chong đèn thanh long thì cũng tương đối nhanh.”

Ông Nguyễn Văn Hoàng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc cũng cho biết: “Hiện nay toàn huyện có 9.000 héc-ta thanh long với khoảng 18.000 hộ nông dân tham gia sản xuất.

Ngoài yếu tố đầu tư, chăm sóc và nước tưới, thì điện thắp sáng thanh long cho ra trái vụ là yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng, góp phần quan trọng vào kinh tế xã hội của huyện nhà.”

Tỉnh Bình Thuận hiện có hơn 24.000 héc-ta thanh long.

Diện tích tăng vượt xa quy hoạch kéo theo nhu cầu điện cho phụ tải thanh long tăng thêm.

Do vậy, tới đây, ngành điện sẽ tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng hệ thống để theo kịp tốc độ phát triển của loại cây trồng lợi thế này.

Ngoài ra, Điện lực Bình Thuận cũng đang tăng cường vận động người dân chuyển đổi 100% bóng đèn sợi đốt qua bóng đèn compact tiết kiệm điện nhằm đảm bảo đủ nguồn điện phục vụ phát triển thanh long trong những năm tiếp theo.


Có thể bạn quan tâm

Thống Nhất Kế Hoạch Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế Thành Phố Cao Lãnh Giai Đoạn 2020 - 2030 Thống Nhất Kế Hoạch Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế Thành Phố Cao Lãnh Giai Đoạn 2020 - 2030

Dự án này nằm trong Chương trình đối tác đô thị phát triển kinh tế - MPED - do Chính phủ Canada tài trợ, được các chuyên gia tư vấn thuộc Hiệp Hội các đô thị Việt Nam (ACVN) hướng dẫn lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương.

22/09/2014
Ớt Sừng Vàng Châu Phi Tăng Giá Ớt Sừng Vàng Châu Phi Tăng Giá

Hiện tại, giá ớt được thu mua với giá 40.000 đồng/kg. Cứ cách 2 ngày anh thu hoạch một lần, năng suất từ 40 - 50kg/công, vào những đợt thu hoạch rộ ớt sừng vàng châu Phi còn cho năng suất 150-180kg/công. Sau khi trừ hết chi phí, anh lời từ 30 triệu đồng - 40 triệu đồng/2 công ớt”.

22/09/2014
Nâng Cao Giá Trị Ngành Hàng Xoài Nâng Cao Giá Trị Ngành Hàng Xoài

Vừa qua, tại Khu du lịch Mỹ Trà, TP. Cao Lãnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức diễn đàn về ngành hàng xoài. Đại diện Viện Cây ăn quả Miền Nam, Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu long, Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II, các sở, ngành, doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh cùng với gần 200 nông dân là nhà vườn các huyện Cao Lãnh, Lấp Vò và TP. Cao Lãnh tham dự diễn đàn.

22/09/2014
Vị Xuyên Nhiều Diện Tích Lúa Hè Thu Bị Rầy Nâu Gây Hại Vị Xuyên Nhiều Diện Tích Lúa Hè Thu Bị Rầy Nâu Gây Hại

Hiện tại, khoảng 20% diện tích bị rầy nâu gây hại trong số 900ha lúa hè - thu trà sớm (giai đoạn chín) đang được thu hoạch. Còn số diện tích lúa hè - thu chính vụ (giai đoạn ngậm sữa) bị rầy nâu gây hại cũng đã được người dân dùng nhiều biện pháp để diệt trừ.

22/09/2014
Đổi Thay Ở Hỏa Tiến Đổi Thay Ở Hỏa Tiến

Trong thời chiến, xã Hỏa Tiến là vùng đất anh hùng. Còn trong thời bình, Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây luôn vững vàng ý chí, cùng một niềm tin và quyết tâm trong “cuộc chiến” chống đói nghèo và công cuộc xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.

22/09/2014