Giá xuất khẩu tiêu tăng hơn 34%

Giá tiêu XK bình quân 3 tháng đầu năm đạt 9.134 USD/tấn, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm 2014. XK tiêu sang thị trường Hòa Kỳ, Singapore và Ấn Độ - 3 thị trường lớn nhất của Việt Nam- trong 3 tháng đầu năm 2015 chiếm 44,28% thị phần.
Bà Nguyễn Mai Oanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đánh giá: Thời gian qua, giá XK tiêu trên thị trường rất “nóng” và có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, theo phản ánh của các DN XK, lượng tiêu XK giảm đi là bởi hàng xuất đi bị trả về nhiều hơn hẳn so với cùng kỳ những năm trước do không đảm bảo các vấn đề về chất lượng.
Để tháo gỡ, VPA kiến nghị Bộ NN&PTNT cử đơn vị tổ chức khảo sát, đánh giá tình trạng sản xuất hồ tiêu hiện nay tại các tỉnh trồng hồ tiêu trọng điểm, bao gồm cả quá trình canh tác, thu hoạch và bảo quản, đưa ra biện pháp giải quyết kịp thời.
Ngoài ra, theo bà Oanh, Bộ NN&PTNT cần hỗ trợ hơn nữa công tác khuyến nông đối với cây hồ tiêu, đặc biệt là phát triển mạnh các mô hình liên kết sản xuất theo hợp đồng, sản xuất hồ tiêu theo tiêu chuẩn GAP hoặc hồ tiêu có chứng nhận 4C, UTZ, RA… như đã thực hiện trên cà phê; tăng cường hơn nữa công tác tập huấn, đào tạo, chuyển giao thiết bị kỹ thuật cho người trồng hồ tiêu, đặc biệt ở những vùng mới trồng, nông dân còn ít kinh nghiệm, có tập quán canh tác thiếu bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Dự án vùng nuôi tôm xã An Hải được quy hoạch trên diện tích 20ha tại thôn Xuân Hòa, do 3 doanh nghiệp cùng đầu tư, gồm: Công ty TNHH Thủy sản Trường Hải, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Sao Xanh, Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại và Vận tải Trí Huệ.

Với lợi thế trên 54 ngàn ha đất rừng, người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) có tiềm năng phát triển kinh tế rừng và vườn đồi. Trong đó, nuôi ong lấy mật nhiều năm qua đã góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Thay vì nền đất hoặc xi măng truyền thống, hiện nay mô hình nuôi heo trên nền đệm lót lên men đang trở thành xu hướng nuôi mới của một số hộ dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, trong đó có thị xã La Gi. Tác dụng mang lại là giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí đầu tư...

Tàu cá liên kết với nhau thành các tổ, đội khai thác thủy sản trên biển nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm cứu nạn… là chủ trương đúng đắn của nhà nước và được ngư dân tham gia tích cực.

Nằm cách xa tuyến Quốc lộ 1A với mức sống tương đối thấp, nhưng mấy năm nay, nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất, nhất là đầu tư mô hình nuôi chim cút, hàng chục hộ dân ở tổ 20, phường Thủy Dương (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) đã có được nguồn thu ổn định, đời sống kinh tế khấm khá hơn.