Giá Xuất Khẩu Chè Có Tăng Nhưng Vẫn Thấp Nhất Thế Giới

Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy: Khối lượng XK chè 10 tháng đầu năm ước đạt 109 nghìn tấn với giá trị đạt 186 triệu USD, giảm 5,6% về khối lượng và giảm 0,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
So với cùng kỳ năm trước, giá chè XK bình quân 9 tháng đầu năm đạt 1.693 USD/tấn, tăng 6,03%. Khối lượng chè XK sang Pakistan - thị trường lớn nhất của Việt Nam tăng 67,64% về khối lượng và tăng 94,40% về giá trị. Trái ngược với tình trạng đó, XK chè sang Indonesia có tốc độ giảm mạnh nhất, giảm 57,16% về khối lượng và giảm 58,28% về giá trị.
Ông Nguyễn Mạnh Dũng- Trưởng phòng Chế biến, Cục Chế biến nông, lâm, thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) đánh giá: Mặc dù 9 tháng đầu năm, giá XK chè có tăng so với cùng kỳ năm 2013 nhưng Việt Nam vẫn đang là một trong những nước có giá XK chè thấp nhất thế giới.
Nguyên nhân là bởi chất lượng chè XK Việt Nam chưa đảm bảo, nhiều sản phẩm còn chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật ở mức cao. Bên cạnh đó, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị sản xuất, XK chè cũng là lý do quan trọng khiến giá chè XK ngày càng bị “dìm” xuống.
Ông Dũng phân tích, Việt Nam hiện có khoảng 500 cơ sở chế biến chè với những quy mô khác nhau nhưng hầu như chưa có sự liên kết nào giữa các cơ sở này để tạo ra giá bán thống nhất với các đối tác nước ngoài.
Giá XK tùy thuộc vào mối quan hệ của từng đơn vị với các đối tác khiến cho giá bán ra thiếu đồng nhất và ổn định. Sự “tranh mua tranh bán” không chỉ gây bất lợi cho ngành chè nói riêng mà còn ảnh hưởng tới lợi ích của cả nền kinh tế của Việt Nam nói chung.
Để khắc phục những điểm yếu cố hữu này, các DN sản xuất, XK chè cần nhanh chóng khắc phục tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh. Về lâu dài, DN cũng phải có chiến lược phát triển rõ ràng, đặt biệt đầu tư vào công tác xây dựng thương hiệu cho cả DN lẫn sản phẩm XK.
“Ngoài ra, khi muốn XK sản phẩm vào thị trường nào đó, DN cần tìm hiểu thật kỹ để đáp ứng mọi yêu cầu của thị trường. Ví dụ như DN muốn XK vào EU thì trước tiên phải đáp ứng mọi yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng của sản phẩm để được thị trường chấp nhận. Đồng thời, DN cũng phải chú ý đảm bảo các yếu tố môi trường, trách nhiệm đối với xã hội, với người tiêu dùng...”- ông Dũng nói.
Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch UBND xã Lương An Trà (Tri Tôn, An Giang) Nguyễn Hoàng Vĩnh, cho biết thông tin trên. Theo ông Vĩnh, 2 vụ đông xuân và hè thu vừa qua, nông dân trong xã đã xuống giống 16.770 héc-ta và đều được thu hoạch dứt điểm bằng cơ giới, giảm chi phí khoảng 1 triệu đồng/héc-ta so với thu hoạch thủ công trước đây. Với năng suất bình quân 6,5 tấn/héc-ta, sản lượng lương thực toàn xã từ đầu năm đến nay đạt 97.285 tấn. Nông dân Lương An Trà hiện đang dọn đất chuẩn bị xuống giống vụ 3, dự kiến sẽ thực hiện trên 7 tiểu vùng, với diện tích 1.500 héc-ta.

Hải sâm là một loại hải sản có giá trị kinh tế cao, do đặc tính sống ở vùng nước nông, di chuyển chậm nên trong những năm qua, loài hải sản này đang bị khai thác với cường độ lớn và có nguy cơ cạn kiệt.

Không chỉ là nguồn thực phẩm tốt cho sức khoẻ con người và là bài thuốc quý mà rau ngót còn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Từ ngày 26-29/6/2013, tại Cẩm Phả, Quảng Ninh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trường Cao đẳng Thủy sản tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá sủ đất cho cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông cấp tỉnh. Học viên đến từ các tỉnh/thành phố có lợi thế phát triển về ngư nghiệp như: Hải Phòng, Quảng Ninh và Thanh Hóa.

Trong những năm qua, một số gia đình giàu lên nhờ nuôi con đặc sản đúng thời điểm. Thế nhưng, thời gian gần đây, khi con đặc sản được nuôi với số lượng nhiều, thị trường tiêu thụ giảm đã khiến cho không ít hộ gia đình phải chịu cảnh ế ẩm, thua lỗ nặng nề…