Giá Xuất Khẩu Cao Su Giảm Hơn 24%

Báo cáo mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho thấy: Ước tính khối lượng XK cao su tháng 9 đạt 133 nghìn tấn với giá trị 221 triệu USD.
Với ước tính này, 9 tháng đầu năm XK cao su đạt 705 nghìn tấn với giá trị đạt 1,25 tỷ USD, giảm 2,4% về khối lượng và giảm 21,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Giá cao su XK bình quân 8 tháng đầu năm 2014 đạt 1.800 USD/tấn, giảm 24,05% so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù Trung Quốc và Malaysia vẫn duy trì là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2014, nhưng lại có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2013.
Cụ thể: Trung Quốc giảm 23,64% về khối lượng và giảm 34,41% về giá trị; Malaysia giảm 14,04% về khối lượng và giảm 39,55% về giá trị.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, khối lượng NK cao su trong tháng 9 đạt 30 nghìn tấn với giá trị đạt 63 triệu USD, đưa khối lượng NK mặt hàng này trong 9 tháng đầu năm đạt 232 nghìn tấn, giá trị NK đạt 470 triệu USD, tăng 2,2% về lượng nhưng giảm 6,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường NK cao su chủ yếu bao gồm Hàn Quốc (chiếm 21,8%), Nhật Bản (17,1%) và Campuchia (11,6%). Trung Quốc là thị trường NK cao su lớn thứ 6 của Việt Nam, chiếm 5,2% tổng kim ngạch NK. So với cùng kỳ năm 2013, tổng khối lượng NK cao su từ thị trường này trong 8 tháng đầu năm 2014 tăng nhẹ 0,9%, tuy nhiên kim ngạch NK lại giảm 6,6%.
Có thể bạn quan tâm

Sức tiêu thụ hiện tại trên hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op đối với trái vải đang ở mức từ 10 - 15 tấn/ngày và dự đoán khi chính vụ sức tiêu thụ sẽ có khả năng tăng gấp đôi.

Thời kỳ đầu phát triển mắc ca, nông dân Trung Quốc cũng bị lúng túng trong lựa chọn giống, do thiếu hiểu biết nên rất nhiều diện tích trồng bằng giống thực sinh... Tôi chợt nghĩ bên đất nước mình, mắc ca trồng bằng cây thực sinh vẫn phổ biến, rồi đây những người nông dân đó sẽ phải trả giá đắt vì thiếu hiểu biết.

Do sản lượng gạo xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2015 sụt giảm, Việt Nam lại phải cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu khác nên từ nay đến cuối năm áp lực đè nặng lên vai các doanh nghiệp xuất khẩu gạo là rất lớn.

Tính từ đầu năm đến hết tháng 5, tổng giá trị kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua địa bàn do Cục Hải quan Cao Bằng quản lý (Cao Bằng và Bắc Kạn) là gần 76 triệu USD, giảm 22,73% so với cùng kỳ.

Trong khi giá hành, tỏi ở nhiều địa phương rớt mạnh thì tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), mỗi kg tỏi cô đơn có giá đến 1,2 triệu đồng.