Giá Xăng Dầu Giảm Và Giá Thủy Sản Tăng Cao Đang Khuyến Khích Ngư Dân Bám Biển.

Trong tháng 8, các tỉnh phía Bắc, Nam Trung bộ và Nam Bộ sản lượng đánh bắt tăng khá và được mùa do thời tiết biển tương đối thuận lợi, nhiều tàu thuyền bám biển dài ngày, các loài đánh bắt chủ yếu là nhuyễn thể, cá thu, cá nục, cá hồng, cá cơm…
Việc tăng cường công tác phát triển mô hình tổ, đội sản xuất trên biển với các nghề chủ yếu như câu, rê, vây, kéo... cộng với việc đầu tư phát triển trang thiết bị phục vụ đánh bắt hải sản xa bờ của ngư dân ngày càng tăng, giá xăng dầu giảm và giá thủy sản tăng cao đã khuyến khích ngư dân bám biển.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ước 8 tháng năm 2014 sản lượng khai thác thủy sản đạt 1.882 ngàn tấn, tăng 4,6 % so với cùng kỳ năm trước. Ttrong đó, ước khai thác biển đạt 1.760 ngàn tấn, tăng 10,5 % so với cùng kỳ.
Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương 8 tháng của 3 tỉnh trọng điểm như sau: Khánh Hòa ước đạt 8000 tấn, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, Bình Định đạt 6301 tấn tăng 1,6%, Phú Yên đạt 3365 tấn giảm 18,5% so cùng kỳ năm trước.
Trong 8 tháng, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 300 ngàn tấn, tăng 2,0% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 8 tháng đầu năm đạt 2.119 ngàn tấn, tăng 3,2% so với cùng kì năm trước.
Diện tích nuôi cá tra của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 8 tháng đạt 6.400 ha với sản lượng 685 ngàn tấn.
Theo báo cáo của các Sở NN&PTNT thuộc đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng cá tra của hầu hết các tỉnh đều giảm so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá cá tra nguyên liệu giảm thấp nên người nuôi cho ăn cầm chừng, kéo dài thời gian, cá không đạt kích cỡ thu hoạch.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Vĩnh Long, do hiện nay đang là mùa mưa nên tạo điều kiện cho bệnh thủy sản xảy ra hầu hết trên cá tra nuôi. Mức độ hao hụt từ 3-5 % đối với cơ sở thực hiện tốt kỹ thuật phòng và trị bệnh, các cơ sở khác hao hụt từ 10-15%.
Giá cá tra nguyên liệu trong tháng dao động từ 21.000-22.000 đ/kg, tăng 500 đ/kg so với tháng trước, giá thành sản xuất 22.500-23.500 đ/kg. Với giá như trên người nuôi vẫn lỗ từ 1.500-2.000 đ/kg.
Theo báo cáo của các Sở NN&PTNT thuộc đồng bằng sông Cửu Long, tình hình sản xuất tôm sú tháng 8 vẫn ổn định so với tháng trước, diện tích và sản lượng tôm sú 8 tháng của một số tỉnh giảm so với cùng kỳ năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể, NAFIQAD đề nghị Sở NNPTNT TP.HCM cần tổ chức điều tra, xác minh thông tin báo chí nêu; tổng hợp đánh giá tình hình về thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất, áp dụng VietGAP trong sản xuất rau tại xã Tân Phú Trung...

Hội Nông dân (ND) đứng ra làm đại diện chủ sở hữu nhãn hiệu nông sản cho ND là thích hợp - đó là khuyến nghị của nhiều đại biểu tham dự Hội thảo “Vai trò Hội ND trong bảo hộ nhãn hiệu nông sản trên địa bàn Hà Nội” diễn ra ngày 8.5, do Hội ND TP.Hà Nội tổ chức.

Theo lý giải của một nhóm thương lái lúa tại Ô Môn (Cần Thơ), trước những ngày nghỉ lễ 30.4, sau khi trúng thầu XK 800.000 tấn gạo sang Philippine, nhiều dự đoán giá lúa sẽ tăng lên nhưng mức tăng 100-200 đ/kg chỉ cầm chừng 2-3 ngày rồi trở lại giá cũ.

Nếu như cách đây 2 tháng, giá gà chỉ hơn 30.000đ/kg, người chăn nuôi có đàn gà càng lớn thì ôm nợ càng nhiều, đua nhau bán đổ bán tháo. Bây giờ, khi giá gà đã tăng đến 55.000đ/kg, có lãi trên 10.000đ/kg thì người chăn nuôi nô nức tái đàn, nhưng rất chật vật.

Với phương tiện đánh bắt nhỏ, mỗi ngày ngư dân thu được khoảng 20 - 30 kg ruốc tươi, trừ chi phí vẫn còn lãi từ 200.000 - 400.000 đ tùy sản lượng.