Gia vị tươi Trung Quốc áp đảo

Các mặt hàng gia vị tươi sản xuất trong nước có số lượng không nhiều, lại trồng theo mùa; trong khi hàng nhập từ Trung Quốc luôn được cung ứng đầy đủ về số lượng lẫn chủng loại, giá bán thấp hơn so với hàng nội nên được người tiêu dùng ưa chuộng.
Ghi nhận tại các chợ bán lẻ ở TP HCM như Thủ Đức (quận Thủ Đức), Gò Vấp (quận Gò Vấp), Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), Hóc Môn (huyện Hóc Môn), Nguyễn Văn Trỗi (quận 3)...
cho thấy mặt hàng tỏi, hành tím, hành tây...được bày bán khá bắt mắt.
Tiểu thương cho biết tất cả đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Tại khu B chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, nơi tập kết và cung ứng những mặt hàng gia vị tươi cho các chợ ở TP HCM và nhiều tỉnh lân cận, hàng cũng được nhập từ Trung Quốc.
Sau khi thuê nhân công bóc, tách vỏ, hành, tỏi Trung Quốc được tiểu thương đóng vào túi lưới (10 kg/túi) để bỏ mối cho bạn hàng.
Giá bán cao nhất không quá 40.000 đồng/kg trong khi giá hành, tỏi trong nước bỏ mối có lúc lên tới 80.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Thành Nhân, đại diện vựa rau củ quả Dũng Ngân ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, cho biết: “Vựa nông sản gia đình tôi kinh doanh hơn 10 năm nay, mỗi ngày nhập gần chục tấn hành, tỏi, ớt, gừng các loại để cung ứng cho các tỉnh, thành miền Tây và Đông Nam Bộ nhưng hàng Việt chiếm chưa tới 20%, còn lại là nhập từ Trung Quốc”.
“Những loại gia vị tươi như gừng, hành, tỏi của Trung Quốc bán rất chạy do giá rẻ hơn hàng sản xuất trong nước và mẫu mã cũng bắt mắt hơn” - chị Tuyết Vân, tiểu thương chợ Nguyễn Văn Trỗi, lý giải.
Cầm trên tay chuỗi hành tím khoảng 1,2 kg, chị Nguyễn Thị Hậu (ngụ quận 3) cho hay vẫn biết đây là hàng do Trung Quốc sản xuất nhưng lâu nay, chị vẫn mua về làm gia vị trong mỗi bữa ăn hằng ngày.
Trao đổi với phóng viên, ông Hồ Xuân Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM (ITPC), cho biết các mặt hàng nông sản của Việt Nam đang phải vất vả cạnh tranh với hàng Trung Quốc, trong đó có gia vị tươi vốn nhộn nhịp những tháng cuối năm.
Trên thực tế, giá gia vị tươi trong nước cao hơn là do chi phí sản xuất cao.
Đơn cử, hành, tỏi Trung Quốc giá bán chỉ 35.000-40.000 đồng/kg; còn hành, tỏi sản xuất ở Quảng Ngãi, Ninh Thuận hoặc các tỉnh miền Tây khi đến tay người tiêu dùng cao hơn nhiều.
“Để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt, đầu tháng 12 tới, ITPC sẽ tổ chức “Hội chợ triển lãm nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ thực phẩm 2015 lần thứ 4”.
Chỉ có cách tạo cơ hội cho tiểu thương, nhà sản xuất và người tiêu dùng tiếp xúc nhau thật nhiều để họ thấy quy trình trồng sản phẩm sạch trong nước và yên tâm về chất lượng, đồng thời điều chỉnh giá bán hợp lý thì mới mong từng bước giành lại thị trường” - ông Lâm nhìn nhận.
Gừng Trung Quốc hút hàng
Khi chúng tôi hỏi mua gừng trong nước sản xuất, bà Trần Thị Hồng, chủ vựa rau củ quả Hồng Huế tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, cho biết loại này rất khó tiêu thụ nên bà bán chủ yếu hàng của Trung Quốc.
Gừng Trung Quốc có giá sỉ 15.000 đồng/kg, còn gừng Việt Nam giá 17.000 đồng/kg.
“Thời điểm này có nhiều đơn vị sản xuất bánh kẹo, mứt phục vụ thị trường Tết nên gừng tiêu thụ khá mạnh.
Gừng củ sản xuất trong nước hay bị xơ và khô, không căng, mập như gừng Trung Quốc nên người tiêu dùng ít lựa chọn.
Khi khách tới lấy hàng, tôi đều giới thiệu rõ nguồn gốc nhưng hầu hết họ chọn mua gừng Trung Quốc” - bà Hồng cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 27/8, tại xã An Nghiệp (huyện Tuy An), Trung tâm Giống và kỹ thuật cây trồng Phú Yên tổ chức hội thảo mô hình Sản xuất giống lúa cấp siêu nguyên chủng vụ hè thu năm 2015. Gần 100 đại biểu đến từ các huyện Tây Hòa, Đông Hòa, Phú Hòa, Tuy An và Đồng Xuân tham gia hội thảo.

Sáng ngày 27-8, tại ấp 11, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh (BQL) đã tổ chức Hội thảo đánh giá giống lúa. Ông Phạm Hoài An, Giám đốc Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chủ trì hội thảo.

Vấn đề làm người trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện Chư Sê nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung những năm qua nhứt đầu là tình trạng bùng phát dịch bệnh, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu ngày càng khó kiểm soát. Trước tình hình đó, những năm qua, Trạm Khuyến nông huyện Chư Sê triển khai và nhân rộng nhiều mô hình giúp người dân thâm canh cây hồ tiêu theo hướng bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế huyện nhà.

Cách đây 5 năm, ông Trương Nguyên (49 tuổi) ở thôn Khánh Lâm, xã Tịnh Thiện (TP. Quảng Ngãi) đã mạnh dạn từ bỏ những loại cây trồng truyền thống như đậu, bắp để chuyển sang trồng các loại cây ăn quả, hồ tiêu… Với cách làm đó đã giúp gia đình ông có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và trở thành mô hình kinh tế điển hình để bà con nông dân học hỏi, làm theo.

Ngày 28/8/2015, tại xã Hàm Trí (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận) Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình thâm canh thanh long bền vững.