Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá vải thiều giảm mạnh do thương lái TQ ngừng mua

Giá vải thiều giảm mạnh do thương lái TQ ngừng mua
Ngày đăng: 04/07/2015

Trao đổi với TBKTSG Online, ông Giáp Văn Huy, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho hay, vườn vải của ông vẫn còn khoảng 1 tấn vải đang đến kỳ thu hoạch mà vẫn chưa có thương lái nào tới mua.

“Khoảng 4 ngày nay thương lái Trung Quốc bất ngờ rút về nước và không mua nữa. Trên địa bàn huyện chỉ có một vài thương lái nhỏ của Trung Quốc mua với số lượng không đáng kể, bán trong nước là chủ yếu, hoặc đưa vào phía Nam tiêu thụ,” ông Huy nói.

Theo ông Huy, nguyên nhân một phần là do tới thời điểm này, vải thiều do phải chịu mưa bão và nắng hạn nên xấu mã, vỏ bị héo và có đốm xám nên không thể bán xuất khẩu được. Những loại vải này giảm giá thảm hại, chỉ còn 3.000 đồng đến 4.000 đồng/kg so với mức 18.000 đồng đến 20.000 đồng hồi đầu vụ. Còn những loại vải ngon, loại I, hồi đầu vụ có những lúc lên tới 35.000 đồng/kg thì hiện giảm chỉ còn 12.000 đồng/kg.

Không giống như ông Huy, ông Giáp Văn Thành, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn cho hay, hiện nay, trên địa bàn huyện còn rất nhiều vải thiều loại I. Có những gia đình còn tới 10 tấn vải thiều loại tốt đang tới thời kỳ thu hoạch. Nhiều hộ nông dân găm hàng chờ tới cuối vụ giá tăng như mọi năm mới bán. Song, thương lái Trung Quốc bất ngờ rút về nước khiến giá vải rớt thảm hại.

“Gia đình tôi bán hết vải từ vài ngày trước nên năm nay thu nhập có khá hơn mọi năm. Nhưng hộ gia đình nào găm hàng năm nay thì lỗ nặng,” ông Thành nói và cho biết thêm: “Nhìn cảnh vải chín rụng đây vườn mà không có thương lái đến mua nông dân ở đây rất xót xa.”

Theo ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm nay, mặc dù cục đã cố gắng khai thông các thị trường mới cho trái vải như thị trường Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Cộng hòa Séc, Hà Lan… nhưng lượng vải xuất đi không nhiều, chỉ khoảng gần 40 tấn. Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của trái vải, khoảng hơn 50.000 tấn từ đầu vụ tới nay.

Ông Lê Bá Thành, Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, cho biết đến nay, toàn huyện đã thu hoạch được 85% lượng vải thiều, chỉ còn khoảng 15% chưa thu hoạch được. Đồng thời, ông Thành cũng thừa nhận thương lái Trung Quốc đã rút hết về nước sớm hơn dự kiến.

Nguyên nhân, theo ông Thành là do, vùng trồng vải ở Quảng Đông của Trung Quốc đang vào chính vụ nên họ rút về ưu tiên giải quyết thị trường nội địa.

“Những năm trước thương lái thu mua đến cuối vụ nên giá vải ổn định. Tuy nhiên, năm nay vải thiều của họ thu hoạch trùng với Việt Nam, do đó việc các thương lái Trung Quốc về nước sớm đã ảnh hưởng đến giá bán vải trên địa bàn huyện,” ông Thành nói.

Về việc xuất khẩu sang các thị trường khác, ông Thành cho hay, do vải vào cuối vụ, chín 100% nên chỉ ưu tiên tiêu thụ ở thị trường nội địa và các tỉnh vùng biên bởi loại vải này rất khó bảo quản khi vận chuyển xa.


Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi an toàn sinh học Chăn nuôi an toàn sinh học

An toàn sinh học đối với các cơ sở chăn nuôi là việc thực hiện đồng bộ các biện pháp vệ sinh thú y nhằm ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhậpvào các cơ sở chăn nuôi và tiêu diệt mầm bệnh tồn tại ở bên trong của cơ sở chăn nuôi đó.

21/08/2015
Biện pháp chống nóng cho lợn Biện pháp chống nóng cho lợn

Trong những ngày thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao lên tới 38 - 39oC nếu kéo dài sẽ làm giảm sức đề kháng, năng suất thịt của đàn lợn.

21/08/2015
Lạng Giang (Bắc Giang) vui mùa bí xanh Lạng Giang (Bắc Giang) vui mùa bí xanh

Nhờ trồng bí xanh rải vụ, nhiều nông dân huyện Lạng Giang (Bắc Giang) có thu nhập cao, góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

21/08/2015
Trang bị cho nông dân kỹ thuật canh tác lúa trên đất nhiễm mặn Trang bị cho nông dân kỹ thuật canh tác lúa trên đất nhiễm mặn

Ngày 18/8, thạc sĩ Đặng Văn Mạnh, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, cho biết, cơ quan này phối hợp với Sở KH-CN tập huấn cho nông dân tại bốn xã An Cư, An Hòa, An Ninh Đông và An Ninh Tây (huyện Tuy An) về đặc tính của các loại đất mặn và kỹ thuật canh tác lúa.

21/08/2015
Tái canh cà phê ở Lâm Đồng Tái canh cà phê ở Lâm Đồng

Cho vay tái canh cà phê (TCCP) là chỉ đạo của Chính phủ và là giải pháp rất hiệu quả để cải tạo, trồng mới diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp, bị sâu bệnh… bằng các giống cà phê có năng suất - chất lượng cao. Đồng thời phát triển cây cà phê bền vững, nâng cao giá trị của cà phê Việt Nam và tăng thu nhập cho người nông dân.

21/08/2015