Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá vải thiều giảm mạnh do thương lái TQ ngừng mua

Giá vải thiều giảm mạnh do thương lái TQ ngừng mua
Ngày đăng: 04/07/2015

Trao đổi với TBKTSG Online, ông Giáp Văn Huy, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho hay, vườn vải của ông vẫn còn khoảng 1 tấn vải đang đến kỳ thu hoạch mà vẫn chưa có thương lái nào tới mua.

“Khoảng 4 ngày nay thương lái Trung Quốc bất ngờ rút về nước và không mua nữa. Trên địa bàn huyện chỉ có một vài thương lái nhỏ của Trung Quốc mua với số lượng không đáng kể, bán trong nước là chủ yếu, hoặc đưa vào phía Nam tiêu thụ,” ông Huy nói.

Theo ông Huy, nguyên nhân một phần là do tới thời điểm này, vải thiều do phải chịu mưa bão và nắng hạn nên xấu mã, vỏ bị héo và có đốm xám nên không thể bán xuất khẩu được. Những loại vải này giảm giá thảm hại, chỉ còn 3.000 đồng đến 4.000 đồng/kg so với mức 18.000 đồng đến 20.000 đồng hồi đầu vụ. Còn những loại vải ngon, loại I, hồi đầu vụ có những lúc lên tới 35.000 đồng/kg thì hiện giảm chỉ còn 12.000 đồng/kg.

Không giống như ông Huy, ông Giáp Văn Thành, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn cho hay, hiện nay, trên địa bàn huyện còn rất nhiều vải thiều loại I. Có những gia đình còn tới 10 tấn vải thiều loại tốt đang tới thời kỳ thu hoạch. Nhiều hộ nông dân găm hàng chờ tới cuối vụ giá tăng như mọi năm mới bán. Song, thương lái Trung Quốc bất ngờ rút về nước khiến giá vải rớt thảm hại.

“Gia đình tôi bán hết vải từ vài ngày trước nên năm nay thu nhập có khá hơn mọi năm. Nhưng hộ gia đình nào găm hàng năm nay thì lỗ nặng,” ông Thành nói và cho biết thêm: “Nhìn cảnh vải chín rụng đây vườn mà không có thương lái đến mua nông dân ở đây rất xót xa.”

Theo ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm nay, mặc dù cục đã cố gắng khai thông các thị trường mới cho trái vải như thị trường Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Cộng hòa Séc, Hà Lan… nhưng lượng vải xuất đi không nhiều, chỉ khoảng gần 40 tấn. Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của trái vải, khoảng hơn 50.000 tấn từ đầu vụ tới nay.

Ông Lê Bá Thành, Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, cho biết đến nay, toàn huyện đã thu hoạch được 85% lượng vải thiều, chỉ còn khoảng 15% chưa thu hoạch được. Đồng thời, ông Thành cũng thừa nhận thương lái Trung Quốc đã rút hết về nước sớm hơn dự kiến.

Nguyên nhân, theo ông Thành là do, vùng trồng vải ở Quảng Đông của Trung Quốc đang vào chính vụ nên họ rút về ưu tiên giải quyết thị trường nội địa.

“Những năm trước thương lái thu mua đến cuối vụ nên giá vải ổn định. Tuy nhiên, năm nay vải thiều của họ thu hoạch trùng với Việt Nam, do đó việc các thương lái Trung Quốc về nước sớm đã ảnh hưởng đến giá bán vải trên địa bàn huyện,” ông Thành nói.

Về việc xuất khẩu sang các thị trường khác, ông Thành cho hay, do vải vào cuối vụ, chín 100% nên chỉ ưu tiên tiêu thụ ở thị trường nội địa và các tỉnh vùng biên bởi loại vải này rất khó bảo quản khi vận chuyển xa.


Có thể bạn quan tâm

Khá Lên Nhờ Nuôi Cá Giống Khá Lên Nhờ Nuôi Cá Giống

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Tịnh Thới, thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) thoát nghèo, ổn định cuộc sống nhờ mô hình nuôi cá giống. Một trong những hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu đầu tiên từ mô hình này là gia đình chú Nguyễn Văn Sáu ở ấp Tịnh Mỹ.

31/10/2013
Xuất Hiện Dịch Lở Mồm Long Móng Ở 19 Xã Xuất Hiện Dịch Lở Mồm Long Móng Ở 19 Xã

Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh cho biết, dịch lở mồm long móng đang bùng phát mạnh tại 19 xã của 3 huyện là Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Kỳ Anh.

31/10/2013
Nhân Rộng Mô Hình Trồng Rau Trong Nhà Kính Nhân Rộng Mô Hình Trồng Rau Trong Nhà Kính

Trước đây, xã Chánh Mỹ (TP.Thủ Dầu Một - Bình Dương) nổi tiếng là vùng trồng rau diếp cá. Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã, cho biết vào khoảng năm 2000 diện tích trồng rau diếp cá ở xã lên đến 50 - 60 ha. Từ năm 2007 đến nay, khi các dự án quy hoạch được thực hiện ở địa phương nên đa số nông dân không còn nhiều diện tích đất để canh tác. Hiện diện tích canh tác nông nghiệp của xã chỉ còn khoảng 16 ha, chủ yếu trồng các loại rau màu.

01/11/2013
Hướng Đến Chăn Nuôi Heo An Toàn Sinh Học Hướng Đến Chăn Nuôi Heo An Toàn Sinh Học

Trước nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, gây thiệt hại về kinh tế, người chăn nuôi heo trong tỉnh Phú Yên đang từng bước hướng đến nền chăn nuôi an toàn sinh học nhằm hạn chế tối đa rủi ro.

23/07/2013
Xây Nhà Lầu Nuôi Chim Yến Xây Nhà Lầu Nuôi Chim Yến

Trong suy nghĩ của tôi, cứ tưởng rằng chim yến là loài hoang dã chỉ quen sống ở những vùng biển khơi, hải đảo… Không ngờ loài chim “quý tộc”- được xem như sứ giả của mùa xuân ấy lại có thể chọn vùng đất biên giới Tân Biên để làm chỗ “định cư”.

02/11/2013