Giá vải thiều bình quân cao hơn năm ngoái 20%

Hải Dương hiện có gần 11.000ha vải, tập trung tại huyện Thanh Hà có gần 4.000ha và thị xã Chí Linh với gần 4.300ha; trong đó, diện tích trồng theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap chiếm khoảng 250ha.
Riêng vải trồng theo quy trình VietGap và GlobalGap có quy trình trồng và giám sát chặt chẽ hơn nên đảm bảo chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm do đó năng suất quả cao hơn (khoảng 7 đến 8 tấn/ha) và có giá cao hơn vải trồng theo phương pháp truyền thống khoảng 2.000 đồng/kg.
Năm nay do làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến thương mại cho quả vải, nhất là quả vải thiều Hải Dương đã được phía Mỹ cấp mã số vùng trồng cho 20ha vải ở thị xã Chí Linh và huyện Thanh Hà, nhờ đó quả vải thiều Hải Dương đã đặt được những bước chân đầu tiên vào các thị trường khó tính như Australia, EU, Mỹ và đã được người tiêu dùng ở các thị trường nay đánh giá cao nên vải thiều Hải Dương năm nay giữ vững được giá bán.
Hiện nay trên thị trường giá vải quả Hải Dương được thương lái thu mua với giá từ 13.000 đồng đến 15.000 đồng/kg.
Ngay cả trong những lúc vải chính vụ giá bán cũng dao động ở mức trên dưới 10.000 đồng/kg. Đặc biệt, vải quả có mã đẹp, to tròn được thu mua với giá từ 17.000 đồng đến 18.000 đồng/kg. Dự kiến, đến hết tháng Sáu này vải quả sẽ được thu hoạch xong.
Ông Nguyễn Anh Cương, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương cho biết để đảm bảo đầu ra cho quả vải, tránh tình trạng "được mùa rớt giá, mất mùa được giá," đối với những vùng trồng vải trọng điểm như Thanh Hà, Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã tập trung chỉ đạo, khuyến cáo, hướng dẫn quy trình để nông dân sản xuất vải đáp ứng các tiêu chí vào các thị trường Mỹ và châu Âu; đồng thời khuyến khích nông dân tăng diện tích trồng vải sản xuất theo quy trìnhVietGap, Global Gap.
Tỉnh đã có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ đầu tư về kho lạnh, bảo quản để nâng cao giá trị sản phẩm.
Tỉnh Hải Dương cũng đề nghị chính phủ, các bộ ngành quan tâm và có những hướng dẫn kịp thời cho bà con nông dân các quy trình sản xuất sạch, các địa phương có biên giới quan tâm tạo điều kiện cho người nông dân và doanh nghiệp thuận lợi trong vận chuyển, tiêu thụ nhanh chóng đồng thời có những thông tin kịp thời về diễn biến thị trường các nước láng giềng để địa phương có điều chỉnh trong sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng nông sản nói chung.
Bà Nguyễn Thị Nụ ở thôn Hố Giải, xã Hoàng Hoa Thám, Thị xã Chí Linh, có gần 2ha trồng vải trong đó 1,5ha vải thiều đang sản xuất đúng quy trình VietGAP để xuất khẩu sang thị trường Mỹ cho biết nông dân rất vui vì quả vải quê nhà giờ đây không còn dừng lại ở thị trường trong nước.
Gia đình bà nói riêng và nhiều hộ nông dân khác đã tuân thủ chặt chẽ các quy trình đúng hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp từ việc chăm sóc, thu hoạch, đặc biệt không phun những loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục phía Mỹ không cho phép.
Bà Nụ cũng chia sẻ: “Đây là vụ đầu tiên vải thiều Hải Dương sang Mỹ, nhưng sau này, khi đã được thị trường Mỹ, Australia và nhiều nước chấp nhận, chúng tôi sẽ tiếp tục tuân thủ đúng các quy trình này để hy vọng quả vải quê mình sẽ ngày càng vươn xa và thu nhập từ cây vải cho người nông dân sẽ ngày càng tốt hơn.”
Những tín hiệu mừng ở vụ vải này là cơ sở để người nông dân Hải Dương giữ nguyên diện tích trồng vải, đồng thời mở rộng thêm các vùng trồng theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap nhằm đáp ứng nhu cầu lớn khi có thị trường mới trong các vụ vải tiếp theo.
Để cây vải thiều không còn là cây xóa đói giảm nghèo mà sẽ là cây trồng chủ lực giúp người dân làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu thống kê từ Trạm thủy sản thị xã Ngã Bảy, hiện trên địa bàn thị xã Ngã Bảy còn 89 hộ nuôi cá tra thương phẩm với diện tích mặt nước ao nuôi 51ha. Trong đó diện tích đã được thu hoạch trong hơn 10 tháng đầu năm nay là 42ha, với tổng sản lượng trên 11.000 tấn.

Nhằm đảm bảo việc điều tiết nước phục vụ sản xuất, xã Lợi Hải (Thuận Bắc), đã thành lập Đội thủy nông theo nước (TNTN) ở các thôn trên địa bàn. Qua hoạt động, các đội đã phát huy được vai trò của mình, tạo được sự tin tưởng để bà con yên tâm sản xuất, góp phần tạo nên những vụ mùa bội thu.

Xã Lâm Sơn (huyện Ninh Sơn) được biết đến như “Nam Bộ thu nhỏ” với nhiều loại trái cây đặc sản như chôm chôm, măng cụt, sầu riêng… Đặc biệt, những năm gần đây, nông dân Lâm Sơn mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều vùng đất hoang hóa, vườn tạp cằn cỗi đã trở nên trù phú, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.

“Từ gần 10 năm nay, bên cạnh nghề trồng rau, hoa, nuôi cá ở xã San Thàng (thành phố Lai Châu) đã trở thành một nghề. Với diện tích 65,27ha mặt nước, nhiều gia đình đã trở thành hộ khá, giàu từ phát triển kinh tế thủy sản” - chị Lò Thị Thìn, cán bộ Trạm Khuyến nông xã San Thàng cho biết.

Ông Trương Hữu Thông – Chủ tịch Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận cho biết: “Hiện nay, do giải quyết “bài toán” quy hoạch vùng nuôi tôm giống còn dang dở khiến cho các doanh nghiệp vùng tôm danh tiếng ở Tuy Phong đang đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc”.