Giá Trứng Gà Nuôi Công Nghiệp Rẻ Nhờ Quy Trình Khép Kín

Hiện giá trứng gà công nghiệp được bán với giá khoảng 2.000 đồng/quả. Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho rằng, với mức giá này, người chăn nuôi nhỏ lẻ không thể cạnh tranh để tồn tại được.
Hiện nay, giá trứng các doanh nghiệp sản xuất ra hiện chỉ khoảng 150.000-160.000 đồng/chục và giá bán buôn từ 160.000-170.000 đồng/chục. Mới mức giá như vậy doanh nghiệp đã có lãi.
Đây là lợi thế của chăn nuôi công nghiệp, điều mà những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không cạnh tranh được. Nguyên nhân là do doanh nghiệp có thể quản lý được quy trình chăn nuôi khép kín từ con giống, thức ăn, đến trực tiếp là nhà cung cấp.
Vì vậy, hiện tại, Cục Chăn nuôi khuyến cáo các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ nên tập trung nuôi gà ta, gà thả vườn để lấy trứng, vì giá trứng gà ta vẫn đứng ở mức cao khoảng từ 3.000-3.500 đồng/quả. Hoặc bà con có thể đầu tư nuôi vịt siêu trứng theo mô hình trang trại hoặc bán trang trại.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, xã viên Hợp tác xã (HTX) Phước Tiến, xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp tham gia cánh đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với Công ty TNHH MTV và xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên đang thu hoạch lúa vụ đông xuân 2014 - 2015 rất phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá.

Đây là một những những quy định được Bộ Công Thương đưa ra trong Quyết định mới ban hành về lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo của thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo giai đoạn 2015 - 2020.

Thế nhưng hiện nay, có thể nói, ngành giống Việt Nam không đủ năng lực đáp ứng, đa số các loại giống phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Lợi dụng điều này, nhiều cơ sở, doanh nghiệp cá nhân đã lợi dụng sự thiếu hụt này, tung ra thị trường những loại giống kém chất lượng, gây thiệt hại nặng nề cho người nông dân.

Trong những năm qua, cây hành, tỏi là một trong những cây vụ đông mang lại thu nhập cao cho nhân dân nhiều địa phương ở Thái Thụy (Thái Bình). Tuy nhiên, tại thời điểm này, nông dân trồng hành tại Thái Thụy đang gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm.

Ở những vùng ngọt ổn định, cây lúa được chuyên canh 3 vụ/năm, là nơi nông dân sử dụng nhiều thuốc BVTV nhất. Trung bình, cứ 10 ngày là bà con phải phun xịt thuốc một lần. Vì thế, chuyện nông dân ngộ độc thuốc BVTV là chuyện như cơm bữa. Tuy nhiên, không phải lúc nào nông dân cũng phát hiện mình bị ngộ độc.