Giá trung bình nhập khẩu tôm giảm 20%

Mỹ vẫn duy trì lượng NK để đáp ứng nhu cầu cuối năm, tuy nhiên giá trị NK giảm là do giá NK trung bình giảm cộng với biến động tỷ giá giữa tiền tệ của các nước cung cấp và USD.
Giá trung bình NK tôm vào Mỹ giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái từ 11,79 USD xuống 9,42 USD/kg.
Ấn Độ là nước cung cấp tôm lớn nhất cho Mỹ chiếm 23,8% trong tổng giá trị NK tôm của Mỹ 9 tháng đầu năm nay.
Việt Nam đứng thứ 5 chiếm 11,3%.
Trong top 10 nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ, Mexico và Guyana là 2 nước ghi nhận mức tăng trưởng dương về giá trị XK tôm sang Mỹ lần lượt tăng 34% và 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mexico tăng cả khối lượng và giá trị XK tôm sang Mỹ cho thấy nước này đang phục hồi sản lượng rất tốt sau dịch EMS.
Các nguồn cung còn lại đều giảm XK tôm sang Mỹ trong đó Ấn Độ giảm ít nhất 3%, Việt Nam giảm mạnh nhất 43% về giá trị XK sang đây.
Thái Lan tăng 12% về khối lượng XK tôm sang Mỹ nhưng lại giảm 7% về giá trị.
Sản lượng tôm của nước này đang gia tăng sau dịch EMS trong khi giá tôm ở Thái Lan đang giảm, thậm chí giảm dưới giá thành sản xuất.
Dự kiến sản lượng tôm của Thái Lan năm nay đạt 250.000 tấn, tăng 35.000 tấn so với năm 2014.
Nếu các điều kiện sản xuất tiếp tục thuận lợi, sản lượng có thể đạt 285.000 tấn trong năm nay.
Tôm thịt đông lạnh (mã HS 0306170040) và tôm chế biến đông lạnh (mã HS 1605211030) là 2 sản phẩm NK chính của Mỹ.
Tôm thịt đông lạnh được Mỹ NK nhiều nhất với gần 1,6 tỷ USD, giảm 22%.
Trong đó, Indonesia là nhà cung cấp lớn nhất mặt hàng này cho Mỹ.
Giá trị XK mặt hàng này từ Indonesia sang Mỹ trong 9 tháng đầu năm nay đạt gần 402 triệu USD; chiếm 25,5% tổng NK mặt hàng này của Mỹ và giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam đứng thứ 3 về cung cấp mặt hàng này cho Mỹ sau Indonesia và Ấn Độ cũng giảm 50% về giá trị XK.
Tôm chế biến đông lạnh là sản phẩm NK nhiều thứ hai vào Mỹ với gần 545 triệu USD, giảm 20%.
Trong đó, Thái Lan là nhà cung cấp lớn nhất mặt hàng này cho Mỹ với giá trị XK 223,8 triệu USD; chiếm 41% thị phần và giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam đứng thứ 2 và cũng giảm 41% về giá trị XK.
Đáng chú ý, Mỹ tăng 10% giá trị NK mặt hàng tôm còn vỏ bỏ đầu đông lạnh cỡ <33 (mã HS 0306170003).
Mexico đứng đầu về cung cấp mặt hàng này cho Mỹ, Việt Nam đứng thứ 3 sau Mexico và Ấn Độ.
Việt Nam đứng thứ 5 về cung cấp tôm nói chung cho Mỹ sau Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Ecuador.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tính tới ngày 15/10/2015, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 491 triệu USD, giảm trên 43% so với cùng kỳ năm 2014.
Giá thành sản xuất cao dẫn tới giá XK tôm của Việt Nam cao hơn khoảng 20% so với mặt bằng chung trên thị trường Mỹ.
Đồng nội tệ của các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Trung Quốc…phá giá mạnh 20 - 30%, trong khi đồng VND chỉ giảm giá nhẹ.
Chính điều này khiến tôm Việt Nam XK vào Mỹ khó cạnh tranh với các quốc gia nói trên.
Chín tháng đầu năm nay, giá NK trung bình tôm vào Mỹ từ Việt Nam đạt 11,2 USD/kg; cao hơn tất cả các nguồn cung đối thủ trong top 10 nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ trừ Mexico.
Cụ thể, giá tôm Việt Nam cao hơn 1,6 USD/kg so với giá tôm Ấn Độ; cao hơn 1,4 USD/kg so với giá tôm Indonesia và cao hơn tôm Thái Lan 0,7 USD/kg.
XK tôm của Việt Nam sang Mỹ những tháng cuối năm dự kiến sẽ khởi sắc nhờ những tín hiệu tích cực từ kết quả thuế chống bán phá giá POR9 và việc kết thúc đàm phán hiệp định TPP.
Có thể bạn quan tâm

Với diện tích 1.613 ha cà phê, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là 1.410 ha, nhưng phần lớn đã già cỗi cho năng suất thấp, khiến cho thu nhập của người dân ngày càng giảm.

50 trang trại chăn nuôi bò sữa, sản xuất tối thiểu 7 triệu kg sữa mỗi năm và tạo ra 345 việc làm. Mỗi trang trại chăn nuôi sau năm năm tham gia dự án sẽ có đàn bò sữa đạt quy mô từ 50-80 con, có đất trồng cỏ và bắp để cung cấp đủ thức ăn cho đàn bò. FrieslandCampina bảo đảm tiêu thụ sản phẩm sữa tươi nguyên liệu với mức giá cạnh tranh trên thị trường.

Để tài “Hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chim vây vàng và tổ chức chuyển giao cho người dân tại Khánh Hòa” của nhóm tác giả Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (Đại học Nha Trang) đã mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi biển tại Khánh Hòa.

Hiện nay, tỉnh Quảng Bình có gần 4.200 tàu cá các loại. Trong số này đã có trên 533 tàu cá đã được lắp đặt hệ thống liên lạc tầm xa và đã tham gia đánh bắt ở các vùng biển xa và ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Từ đầu năm đến nay, sản xuất thủy sản của Vĩnh Phúc thuận lợi, do có mưa nhiều, tình hình dịch bệnh ít xảy ra, giá các loại thủy sản luôn ổn định, tạo điều kiện cho các hộ, cơ sở sản xuất và nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển đem lại lợi nhuận kinh tế cao.