Giá Trị Sản Phẩm Lúa Hàng Hóa Đạt Trên 400 Tỷ Đồng

Sáng 6/11, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao năm 2014, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2015.
Năm 2014, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội xây dựng được 63 vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao với quy mô 6.971ha, tăng 116,2% so với kế hoạch, trong đó vụ Xuân 2.980ha, vụ Mùa 3.987ha tại 11 huyện ngoại thành. Năng suất các giống lúa chất lượng cao năm nay bình quân đạt 5,2 - 5,4 tấn/ha, với tổng sản lượng gần 37.000 tấn. Giá trị sản phẩm lúa hàng hóa đạt 406,64 tỷ đồng và cho hiệu quả kinh tế đạt 224,46 tỷ đồng.
Để chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao đạt hiệu quả, Trung tâm đã phối hợp với các hợp tác xã (HTX) tổ chức 115 lớp tập huấn kỹ thuật cho 9.149 nông dân tham gia chương trình tại 42 HTX của 11 huyện ngoại thành Hà Nội về kỹ thuật sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao. Bên cạnh đó, Trung tâm còn kêu gọi các doanh nghiệp cung cấp, hỗ trợ kịp thời về giống lúa, thuốc bảo vệ thực vật và tiêu thụ khoảng 70% sản phẩm lúa, gạo chất lượng cao cho nông dân và các HTX.
Nhờ hiệu quả mang lại, các huyện ngoại thành Hà Nội đã tích cực mở rộng diện tích, tiêu biểu như: Phúc Thọ với giống lúa Hương Thơm số 1; Thanh Oai, Thường Tín với giống Bắc thơm số 7... Dự kiến, trong năm 2015, Trung tâm tiếp tục xây dựng, phát triển 60 điểm tại 12 huyện ngoại thành.
Cũng tại hội nghị đã diễn ra lễ ký kết tiêu thụ sản phẩm lúa, gạo chất lượng cao năm 2014 giữa Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội, đại diện một số huyện tham gia chương trình với các doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Một nông dân chuyên sản xuất cây giống với quy mô lớn, đó là ông Võ Văn Thiện (Tư Thiện), 61 tuổi, chủ cơ sở Cây giống Tư Thiện tại ấp Bình Thuận 2, xã Hòa Ninh

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cam sành, ông Nguyễn Tấn Long (H.Trà Ôn, Vĩnh Long) thu lãi gần 600 triệu đồng mỗi năm.

Gần bảy năm gắn bó với đàn bồ câu, ông Long đã trở thành tấm gương điển hình, làm giàu trên cánh đồng chiêm trũng ở quê lúa Thái Bình.

Từ bãi cát hoang hóa, nhiều hộ dân ở thôn Bắc Văn (Thạch Văn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã biến thành vùng chăn nuôi gà tập trung cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Ngoài giờ lên lớp, thầy Lê Minh Thuận (H.Tam Bình, Vĩnh Long) dành thời gian chăm sóc vườn dừa dứa xen lẫn bưởi da xanh, mang lại lợi nhuận trên 300 triệu đồng