Giá Trị Sản Phẩm Lúa Hàng Hóa Đạt Trên 400 Tỷ Đồng

Sáng 6/11, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao năm 2014, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2015.
Năm 2014, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội xây dựng được 63 vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao với quy mô 6.971ha, tăng 116,2% so với kế hoạch, trong đó vụ Xuân 2.980ha, vụ Mùa 3.987ha tại 11 huyện ngoại thành. Năng suất các giống lúa chất lượng cao năm nay bình quân đạt 5,2 - 5,4 tấn/ha, với tổng sản lượng gần 37.000 tấn. Giá trị sản phẩm lúa hàng hóa đạt 406,64 tỷ đồng và cho hiệu quả kinh tế đạt 224,46 tỷ đồng.
Để chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao đạt hiệu quả, Trung tâm đã phối hợp với các hợp tác xã (HTX) tổ chức 115 lớp tập huấn kỹ thuật cho 9.149 nông dân tham gia chương trình tại 42 HTX của 11 huyện ngoại thành Hà Nội về kỹ thuật sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao. Bên cạnh đó, Trung tâm còn kêu gọi các doanh nghiệp cung cấp, hỗ trợ kịp thời về giống lúa, thuốc bảo vệ thực vật và tiêu thụ khoảng 70% sản phẩm lúa, gạo chất lượng cao cho nông dân và các HTX.
Nhờ hiệu quả mang lại, các huyện ngoại thành Hà Nội đã tích cực mở rộng diện tích, tiêu biểu như: Phúc Thọ với giống lúa Hương Thơm số 1; Thanh Oai, Thường Tín với giống Bắc thơm số 7... Dự kiến, trong năm 2015, Trung tâm tiếp tục xây dựng, phát triển 60 điểm tại 12 huyện ngoại thành.
Cũng tại hội nghị đã diễn ra lễ ký kết tiêu thụ sản phẩm lúa, gạo chất lượng cao năm 2014 giữa Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội, đại diện một số huyện tham gia chương trình với các doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh yêu cầu các đơn vị liên quan sớm hoàn thiện Dự thảo Nghị định xuất khẩu gạo, đẩy nhanh tiến độ lấy ý kiến các bộ ngành liên quan để trình Chính phủ trong thời gian tới. Một trong những nội dung quan trọng của Dự thảo Nghị định này là tổ chức lại đầu mối xuất khẩu gạo.

Nói đến Lý Sơn, người ta thường nghĩ đến nghề trồng hành, tỏi và đi biển. Còn với nghề chăn nuôi dường như ít ai để mắt đến. Ấy vậy mà, ở hòn đảo này, có một lão ngư âm thầm phát triển nghề nuôi heo từ hơn chục năm nay và được người dân mệnh danh là “vua heo” đất đảo…

Ngày 27-6, đoàn giám sát HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do ông Nguyễn Phúc Chỉnh, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách làm trưởng đoàn đã cùng với cán bộ Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bà Rịa - Vũng Tàu đi thực tế khảo sát tình hình nuôi trồng thủy sản dọc sông Chà Và.

Đã qua rồi thời kỳ ăn nên làm ra của nghề chuyên nuôi cá giống cung cấp cho nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), khi rất nhiều hộ đã quyết định “treo” ao hoặc thu hẹp diện tích, chuyển sang loại hình làm ăn khác.

Trang trại nuôi bò vỗ béo của anh Nguyễn Văn Đạt, tại tổ 4, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa (Gia Lai) có quy mô mỗi lứa 20 con bò thịt. Đến nay trang trại của anh đã xuất lứa bò thịt đầu tiên, trong thời gian tới anh sẽ tiếp tục đầu tư, hoàn thiện quy mô trang trại, hướng đến quy trình cung cấp bò thịt ổn định.