Giá Trị Nuôi Trồng Và Khai Thác Thủy Sản Tháng 2 Đạt 98,5 Tỷ Đồng

Trong tháng 2-2015, ngư dân trong tỉnh Thanh Hóa tích cực ra khơi đánh bắt và thu hoạch thủy sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán, nên sản xuất thủy sản tăng cao so với cùng kỳ (CK). Giá trị sản xuất thủy sản tháng 2 ước đạt 98,5 tỷ đồng, tăng 13,2% so với CK.
Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước đạt 11,6 nghìn tấn, tăng 13% so với CK, trong đó, sản lượng nuôi trồng 4,5 nghìn tấn, tăng 42,6% so với CK, sản lượng khai thác ước đạt 7,1 nghìn tấn, tăng 1,3% so với CK. Tổng giá trị sản xuất thủy sản trong 2 tháng đầu năm 2015 ước đạt 196,7 tỷ đồng, bằng 14,6% kế hoạch, tăng 10,4% so với CK; sản lượng khai thác và nuôi trồng ước đạt 23,2 nghìn tấn, bằng 16,5% kế hoạch và tăng 9,8% so với CK.
Để hoàn thành sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản năm 2015, hiện nay, các địa phương ven biển đang tiếp tục khuyến khích bà con ngư dân đầu tư phương tiện khai thác có công suất lớn, tiếp tục mở rộng ngư trường phù hợp với điều kiện, khả năng khai thác.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, cơ sở sản xuất giống thủy sản chuẩn bị cải tạo ao, bể ương, lấy nước dự trữ ương nuôi giống, xác định nhu cầu con giống của các địa phương và các vùng lân cận. Xây dựng kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm, để kịp thời cung ứng giống phục vụ người nuôi bảo đảm kịp thời vụ.
Có thể bạn quan tâm

Ông Hoàng Văn Sử, Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh cho biết: "Nhà nhà nuôi lợn đón Tết đã trở thành phong trào trong toàn xã. Không nuôi vì mục đích kinh tế, chỉ mong cái Tết thêm an toàn, đầm ấm, vui vẻ. Mấy năm trở lại đây, tục ăn đụng thịt lợn trên địa bàn trở lại như Tết xưa”.

Vẫn những giồng đất đã gieo trồng lâu nay, nhưng thay vì cùng một giống thì đằng này mỗi khóm mỗi khác nhau. Không chỉ về chủng loại mà còn ngày, giờ xuống giống, thu hoạch. Sự đa dạng vừa để thử nghiệm vừa đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ngày nào cũng có rau để bán mà lại không sợ “đụng hàng”. Đây chỉ là một khác biệt nhỏ từ khi bà con trồng màu ở khu vực khóm 6, phường 4, TP. Sóc Trăng bắt đầu sản xuất mô hình rau sạch theo tiêu chuẩn Viet GAP.

Nấm rơm chất 2 tuần cho sản phẩm và thu hoạch kéo dài khoảng 20 - 25 ngày. Bình quân vụ này năng suất đạt 3 - 4 tấn/ha, trừ hết các khoảng chi phí lãi trên 100 triệu đồng. Trồng nấm rơm 1 năm có thể luân canh từ 4 - 5 vụ ở các vùng đất bờ cao, thoáng mát, dễ thoát nước.

Năm 2013, Công ty TNHH Đà Lạt GAP (Phường 8 - Đà Lạt) vinh dự được Bí thư Thành ủy Đà Lạt Trần Đức Quận tặng Giấy khen của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Lạt ghi nhận thành tích “Xây dựng hệ thống quản lý Global GAP, xây dựng chuỗi thực phẩm sạch từ sản xuất đến bàn ăn”.

Chiều 22/1, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ đón chứng nhận cà phê quốc tế UTZ Certified. Theo một đại diện của UTZ Certified, đây là lần đầu tiên tổ chức này trao chứng nhận cho một sản phẩm cà phê bột của Việt Nam.