Giá Trị Kinh Tế Nuôi Tôm Đạt Hơn 2.770 Tỷ Đồng

Ông Nguyễn Đức Mậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) cho biết: Tổng sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng năm 2014 trên địa bàn huyện đạt được là 19.819 tấn, đạt 113% so với kế hoạch. Giá trị kinh tế mang lại tương đương 2.770 tỷ đồng. Đây là năm huyện Cầu Ngang có sản lượng tôm thương phẩm đạt cao nhất từ trước đến nay.
Năm 2014, toàn huyện Cầu Ngang có hơn 10.520 hộ thả nuôi tôm trên diện tích 5.230 ha. Trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm đến 63% trên tổng diện tích nuôi, tôm sú chiếm 36,92%. Ngoài đối tượng nuôi chính là tôm, người dân còn thả nuôi các đối tượng khác như: cá, nghêu, cua,…Tổng sản lượng ước đạt khoảng 22.250 tấn.
Riêng nuôi tôm sú, toàn huyện có 3.847 hộ thả nuôi với số lượng con giống hơn 362 triệu con, trên diện tích 1.930 ha đạt 96,52%, tổng sản lượng 4.877 tấn, đạt 81,29 % so với kế hoạch. Tổng giá trị ước đạt gần 830 tỷ đồng, tỉ lệ hộ nuôi có lãi chiếm trên 79 %.
Nuôi tôm thẻ chân trắng, toàn huyện có 6.674 hộ thả nuôi tôm với số lượng con giống hơn 1,6 tỷ co, trên diện tích 3.298 ha đạt 109,94% kế hoạch, sản lượng thu hoạch 14.941 tấn, đạt 130 % so với kế hoạch, ước giá trị đạt khoảng 1.942 tỷ đồng, tỉ lệ hộ nuôi có lãi chiếm 71,6 %.
Ông Nguyễn Đức Mậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Cầu Ngang cho rằng, vụ nuôi thủy sản 2014 của huyện thắng lợi cả 3 mặt: diện tích, năng suất, sản lượng. Tuy nhiên để thực hiện thắng lợi vụ nuôi năm 2015, các ngành, các cấp cần rút ra những bài học kinh nghiệm và các giải pháp đồng bộ về công tác thời vụ, phòng ngừa dịch bệnh, quản lý bảo vệ môi trường… các địa phương cần tập trung thực hiện tốt công tác qui hoạch; phát triển nghề nuôi thủy sản thành kinh tế mũi nhọn; đa dạng hóa con nuôi ở các tiểu vùng; đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng: thủy lợi, điện, giao thông; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi gắn với xã hội hóa công tác này; tăng cường tìm đầu ra sản phẩm thông qua mối liên kết “4 nhà” để nông dân an tâm sản xuất…
Nguồn bài viết: http://www.travinh.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c0/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gDIws_QzcPIwP_AFNLA08nI28jd9cAA4MQE_2CbEdFAPBcwPA!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/Web%20Content/portaltravinh/tintucsukien/tinkinhte/cau+ngang....
Có thể bạn quan tâm

Sáng 26.3, tại thôn Mỹ Đức, xã Ân Mỹ, huyện Hoài Ân (Bình Định), Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiết bị Phú Hưng tổ chức lễ động thổ khởi công xây dựng trại chăn nuôi heo công nghiệp - công nghệ cao.

Chúng tôi gặp anh Lê Ngọc Anh 62 tuổi ở thôn Thuận Hòa (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đang bận rộn với công việc thu hoạch mủ trôm. Vườn trôm 400 cây chủ động bơm tưới đang vào thời kỳ cho mủ.

Hiện nay, hồ tiêu tại Khánh Sơn (Khánh Hòa) đang được mùa, được giá. Người dân đang có xu hướng phá bỏ các diện tích sản xuất kém hiệu quả để trồng tiêu. Tuy nhiên, việc chuyển đổi ồ ạt có thể tiềm ẩn những hậu quả khác…

Nhiều người hỏi tôi, gà nuôi mà không bán được thì làm cách nào? Cái quy luật “cung - cầu” cứ nhày nhót quanh bà con ta, lúc lên, lúc xuống kiểu này thì rất khó trả lời.

Các hộ áp dụng quy trình VietGAP nông hộ thuộc Dự án LIFSAP tại 3 Vùng chăn nuôi ưu tiên gồm Thống Nhất, Xuân Lộc, và Long Khánh, người chăn nuôi vẫn bảo toàn đàn vật nuôi, và không bị bất cứ ảnh hưởng nào bởi dịch cúm gia cầm.