Giá Trị Kinh Tế Nuôi Tôm Đạt Hơn 2.770 Tỷ Đồng

Ông Nguyễn Đức Mậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) cho biết: Tổng sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng năm 2014 trên địa bàn huyện đạt được là 19.819 tấn, đạt 113% so với kế hoạch. Giá trị kinh tế mang lại tương đương 2.770 tỷ đồng. Đây là năm huyện Cầu Ngang có sản lượng tôm thương phẩm đạt cao nhất từ trước đến nay.
Năm 2014, toàn huyện Cầu Ngang có hơn 10.520 hộ thả nuôi tôm trên diện tích 5.230 ha. Trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm đến 63% trên tổng diện tích nuôi, tôm sú chiếm 36,92%. Ngoài đối tượng nuôi chính là tôm, người dân còn thả nuôi các đối tượng khác như: cá, nghêu, cua,…Tổng sản lượng ước đạt khoảng 22.250 tấn.
Riêng nuôi tôm sú, toàn huyện có 3.847 hộ thả nuôi với số lượng con giống hơn 362 triệu con, trên diện tích 1.930 ha đạt 96,52%, tổng sản lượng 4.877 tấn, đạt 81,29 % so với kế hoạch. Tổng giá trị ước đạt gần 830 tỷ đồng, tỉ lệ hộ nuôi có lãi chiếm trên 79 %.
Nuôi tôm thẻ chân trắng, toàn huyện có 6.674 hộ thả nuôi tôm với số lượng con giống hơn 1,6 tỷ co, trên diện tích 3.298 ha đạt 109,94% kế hoạch, sản lượng thu hoạch 14.941 tấn, đạt 130 % so với kế hoạch, ước giá trị đạt khoảng 1.942 tỷ đồng, tỉ lệ hộ nuôi có lãi chiếm 71,6 %.
Ông Nguyễn Đức Mậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Cầu Ngang cho rằng, vụ nuôi thủy sản 2014 của huyện thắng lợi cả 3 mặt: diện tích, năng suất, sản lượng. Tuy nhiên để thực hiện thắng lợi vụ nuôi năm 2015, các ngành, các cấp cần rút ra những bài học kinh nghiệm và các giải pháp đồng bộ về công tác thời vụ, phòng ngừa dịch bệnh, quản lý bảo vệ môi trường… các địa phương cần tập trung thực hiện tốt công tác qui hoạch; phát triển nghề nuôi thủy sản thành kinh tế mũi nhọn; đa dạng hóa con nuôi ở các tiểu vùng; đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng: thủy lợi, điện, giao thông; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi gắn với xã hội hóa công tác này; tăng cường tìm đầu ra sản phẩm thông qua mối liên kết “4 nhà” để nông dân an tâm sản xuất…
Nguồn bài viết: http://www.travinh.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c0/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gDIws_QzcPIwP_AFNLA08nI28jd9cAA4MQE_2CbEdFAPBcwPA!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/Web%20Content/portaltravinh/tintucsukien/tinkinhte/cau+ngang....
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, hoạt động xuất khẩu thủy sản phát triển mạnh và ngày càng có nhiều doanh nghiệp được xếp vào tốp đầu của cả nước. Điều đó được chứng minh ở tốc độ tăng trưởng với mức bình quân 15,4%/năm.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho phép thực hiện thí điểm kéo dài thời gian thông quan từ 07h00 đến 22h00 hàng ngày đối với mặt hàng thủy hải sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, tỉnh Lào Cai.

Tỉnh Nam Định giáp ranh với Ninh Bình đã xuất hiện những ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 đầu tiên. Và hiện nay, trên địa bàn cả nước có 7 ổ dịch cúm gia cầm tại 7 huyện của 6 tỉnh chưa qua 21 ngày.

Ông Trần Văn Tánh, nông dân tại xã Lâm San (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) nổi tiếng ở địa phương vì mô hình làm nông không đụng hàng: trồng cỏ đậu phộng dại trong vườn tiêu sạch. Ông còn tận dụng nguồn cỏ này làm thức ăn nuôi dê để có thêm thu nhập.

Người dân dùng các loại lá cây có chất chua như lá giang, lá me và thuốc sát trùng để rơ miệng cho gia súc bị lở mồm long móng