Giá Trị Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Nhóm Hàng Gỗ Và Lâm Sản Tăng Gần 14%

Theo thống kê của Sở Công Thương, 6 tháng đầu năm 2014, giá trị kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của nhóm hàng gỗ và lâm sản xuất khẩu (G-LSXK) ước thực hiện gần 140 triệu USD, chiếm tỉ trọng 44,6%, đạt 46,5% kế hoạch năm và tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong đó, số lượng dăm bạch đàn ước thực hiện 238 ngàn tấn, giá trị đạt 30,2 triệu USD (tăng gần 11%); khối lượng gỗ tinh chế ngoại thất ước thực hiện 54.200 m3, giá trị đạt gần 94 triệu USD (tăng 3,1%); khối lượng gỗ tinh chế nội thất ước thực hiện 5.200 m3, giá trị đạt gần 11 triệu USD (tăng gần 146%)…
Từ đầu năm 2014 đến nay, do các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu (EU) đã vượt qua khủng hoảng và nhu cầu dần tăng trưởng trở lại, đồng thời nhiều quốc gia e ngại sử dụng hàng Trung Quốc, chuyển đơn đặt hàng đồ gỗ ngoài trời sang Việt Nam, nên các doanh nghiệp của Bình Định có thêm cơ hội ổn định sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Mô canh tác lúa của của ông Dương Xuân Quả (Năm Nhã) cả vụ chỉ sử dụng sữa tươi, hột gà và phân lân Địa Long phun cho lúa.

Với kỹ thuật chăn nuôi đơn giản, tiết kiệm chi phí, ruồi lính đen có nhiều lợi ích đối với môi trường, bảo đảm an toàn với vật nuôi và sức khoẻ con người.

Với ưu điểm dễ nuôi, đầu ra ổn định, nhiều hộ dân đang lựa chọn sò huyết để nuôi trong vuông tôm thay vì nuôi tôm, cua theo truyền thống

Khi cây cam đang phải đối diện với bài toán tiêu thụ do diện tích trồng quá lớn, nhiều hộ dân ở Tuyên Quang lựa chọn trồng chanh tứ mùa để phát triển kinh tế.

Chọn được dòng suối trên đỉnh Pù Rinh, ông Sâm thực hiện dự án nuôi cá hồi, cá tầm. Ông là người duy nhất tại tỉnh Thanh Hóa nuôi thành công giống cá này.