Gia trại vịt chạy đồng ở Hương Phong

Nhiều người dân Hương Phong nuôi vịt theo hướng gia trại có hiệu quả
Về xã Hương Phong, chúng tôi bắt gặp nhiều gia trại nuôi vịt chạy đồng của bà con dựng bên những cánh đồng.
Đang cho đàn vịt hơn 3.000 con gần 2 tháng tuổi ăn, anh Trần Viết Hoa (47 tuổi) làng Vân Quật Đông cho biết, anh nuôi vịt chạy đồng đã ba năm nay, nhờ đó gia đình anh có kinh tế ổn định.
Trước gia đình anh Hoa chỉ nuôi vịt nhỏ lẻ.
Sau khi nuôi thử vài trăm con vịt chạy đồng, anh thấy đây là hướng làm ăn hiệu quả, chi phí thức ăn ít, nhờ tận dụng được nguồn lúa bị rơi vãi trên cánh đồng sau mỗi vụ thu hoạch lúa; nguồn rong rêu từ các ao hồ nên anh đã tăng đàn vịt lên cả ngàn con.
“Mỗi năm gia đình tui nuôi 10 lứa, mỗi lứa trên 2.000 con nên vịt nhà bán quanh năm.
Tính trung bình mỗi lứa, trừ chi phí thức ăn, phòng dịch cho thu nhập từ 15 – 25 triệu đồng”.
Anh Hoa chia sẻ.
Để nuôi vịt có hiệu quả, tránh tổn thất do dịch bệnh gây ra, những người chăn nuôi vịt chạy đồng như anh Hoa ở Hương Phong đã chủ động tiêm phòng chống dịch bệnh cho đàn vịt theo đúng chu kỳ chăn nuôi.
Ông Trần Viết Én, Chủ tịch UBND xã Hương Phong cho biết, toàn xã hiện nay có 9 hộ dân đang nuôi vịt chạy đồng với số lượng lớn, tập trung tại thôn Thuận Hòa B và Vân Quật Đông; ngoài ra còn có hàng trăm hộ dân nuôi vịt nhỏ lẻ tại nhà.
Đa số các hộ nuôi vịt đều có hiệu quả; đầu ra gặp nhiều thuận lợi; thương lái các nơi về tận nơi để thu mua.
Để đảm bảo điều kiện cho người dân chăn nuôi an toàn, chúng tôi đã tuyên truyền những quy tắc chăn nuôi, tiêm chủng phòng dịch bệnh cho đàn vịt đúng theo yêu cầu của thú y; đồng thời, xây dựng mô hình nuôi vịt an toàn sinh học để người dân phát triển kinh tế, phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Gạo vuông tôm - tức là gạo được xát từ lúa trồng xen canh, luân canh trên vuông tôm - có tiềm năng được khách hàng đón nhận trong xu hướng tiêu dùng hướng đến

Bỏ ngang nghề viết lách cho một tạp chí kinh tế, về quê anh thuê đất trồng rau sạch, mỗi tháng bỏ túi từ 20-30 triệu đồng.

Từ gia cảnh khó khăn, phải đi làm thuê mưu sinh, ông Thạch ở Thanh Hóa đã vươn lên bằng nghề trồng nấm. Trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm

Mạnh dạn chặt bỏ vườn nhãn cằn cỗi, kém hiệu quả, ông Đào Văn Minh, ở ấp Quới Thạnh Đông, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành (Bến Tre) chuyển sang trồng bưởi da xanh

Đến thôn Phú Yên xã miền núi Yên Bài, ai cũng biết đến anh Nguyễn Hoàng Vững, một người đi tiên phong trong thôn trong việc làm giàu từ sản xuất chè sạch