Gia trại vịt chạy đồng ở Hương Phong

Nhiều người dân Hương Phong nuôi vịt theo hướng gia trại có hiệu quả
Về xã Hương Phong, chúng tôi bắt gặp nhiều gia trại nuôi vịt chạy đồng của bà con dựng bên những cánh đồng.
Đang cho đàn vịt hơn 3.000 con gần 2 tháng tuổi ăn, anh Trần Viết Hoa (47 tuổi) làng Vân Quật Đông cho biết, anh nuôi vịt chạy đồng đã ba năm nay, nhờ đó gia đình anh có kinh tế ổn định.
Trước gia đình anh Hoa chỉ nuôi vịt nhỏ lẻ.
Sau khi nuôi thử vài trăm con vịt chạy đồng, anh thấy đây là hướng làm ăn hiệu quả, chi phí thức ăn ít, nhờ tận dụng được nguồn lúa bị rơi vãi trên cánh đồng sau mỗi vụ thu hoạch lúa; nguồn rong rêu từ các ao hồ nên anh đã tăng đàn vịt lên cả ngàn con.
“Mỗi năm gia đình tui nuôi 10 lứa, mỗi lứa trên 2.000 con nên vịt nhà bán quanh năm.
Tính trung bình mỗi lứa, trừ chi phí thức ăn, phòng dịch cho thu nhập từ 15 – 25 triệu đồng”.
Anh Hoa chia sẻ.
Để nuôi vịt có hiệu quả, tránh tổn thất do dịch bệnh gây ra, những người chăn nuôi vịt chạy đồng như anh Hoa ở Hương Phong đã chủ động tiêm phòng chống dịch bệnh cho đàn vịt theo đúng chu kỳ chăn nuôi.
Ông Trần Viết Én, Chủ tịch UBND xã Hương Phong cho biết, toàn xã hiện nay có 9 hộ dân đang nuôi vịt chạy đồng với số lượng lớn, tập trung tại thôn Thuận Hòa B và Vân Quật Đông; ngoài ra còn có hàng trăm hộ dân nuôi vịt nhỏ lẻ tại nhà.
Đa số các hộ nuôi vịt đều có hiệu quả; đầu ra gặp nhiều thuận lợi; thương lái các nơi về tận nơi để thu mua.
Để đảm bảo điều kiện cho người dân chăn nuôi an toàn, chúng tôi đã tuyên truyền những quy tắc chăn nuôi, tiêm chủng phòng dịch bệnh cho đàn vịt đúng theo yêu cầu của thú y; đồng thời, xây dựng mô hình nuôi vịt an toàn sinh học để người dân phát triển kinh tế, phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Các trại nuôi tôm của Charoen Pokphand Foods (CP Foods) và Plutaluang Water Aquaculture tại tỉnh Chonburi, Thái Lan đã được kiểm tra để phát hiện dấu hiệu EMS.

Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) có 600 ha trồng chôm chôm Java, chôm chôm nhãn và chôm chôm Thái, thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương, năng suất bình quân đạt 20 tấn/ha. Tập trung ở các xã: Tân Phong, Ngũ Hiệp, Hội Xuân và Hiệp Đức.

Những ngày gần đây, giá mía tại vùng nguyên liệu huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) có chiều hướng nhích lên. Tuy giá tăng, nhưng diện tích mía còn lại không nhiều và lợi nhuận của nông dân được cải thiện không đáng kể.

Tận dụng mảnh đất nhỏ sát bờ ao, gia đình ông Nguyễn Thành Lũy (ngụ xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) đã xây dựng chuồng trại để nuôi hàng ngàn con tắc kè, thu lợi trên 50 triệu đồng/năm.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, vụ nuôi tôm sú năm nay, người dân chỉ nên thả nuôi 1 vụ, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 7. Đối với tôm chân trắng, có thể nuôi 2 vụ, vụ 1 bắt đầu từ cuối tháng 3, vụ 2 kết thúc trước tháng 11. Về mật độ nuôi, đối với tôm sú có thể nuôi từ 20 đến 25 con giống/m2; đối với tôm chân trắng vụ 1 nên thả với mật độ từ 80 đến 100 con giống/m2, vụ 2 thả thưa hơn với mật độ từ 60 đến 80 con giống/m2.