Giá trái cây rớt mạnh vào chính vụ
Huyện Châu Thành và huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) là hai địa phương có diện tích ổi phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây. Ổi là loại cây dễ trồng, đặc biệt chi phí đầu tư thấp lại cho thu hoạch nhiều vụ trong năm do đó được nhiều nhà vườn chọn là cây trồng phát triển kinh tế nông hộ. Tuy nhiên, do nông dân đẩy nhanh phát triển diện tích trồng ổi, nên những năm gần đây cứ vào khoảng tháng 4 - 7 là giá ổi xuống thấp kỷ lục. Hiện nay, ổi Đài Loan được thương lái thu mua tại vườn từ 1.000 - 1.200 đồng/kg.
Anh Phan Văn Lành ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành chia sẻ: “Trước đây một tuần thương lái thu mua chỉ 700 đồng/kg, với mức giá này không cắt ổi bán thì cũng lỗ mà cắt bán thì còn lỗ thêm tiền thuê nhân công. Bởi chi phí giá thành 1kg ổi bây giờ đã trên 2.500 đồng, nhưng với giá cả thế này tôi cũng không mấy hăng hái để sản xuất tiếp nữa”.
Mặc dù giá ổi nông dân bán tại vườn giá khá “bèo”, nhưng thực tế giá ổi đến tay người tiêu dùng vẫn “trên trời”. Dạo quanh một vòng chợ TP.Cao Lãnh, giá ổi dao động từ 8 - 12 ngàn/kg. Chia sẻ về vấn đề này, chị Nguyễn Thị Thu Hai, tiểu thương ở chợ TP.Cao Lãnh cho biết: “Khi lái mua ổi tại vườn, nông dân bán xô, nên lái phải tốn thêm tiền thuê nhân công để phân loại, chưa kể chi phí chuyên chở. Vì vậy, giá bán lẻ tại chợ mới có sự chênh lệch so với nông dân bán tại vườn”.
Do phải tốn thêm nhiều khâu trung gian nên cả nông dân và người tiêu dùng đều mất quyền lợi. Trong khi đó, các thành phần trung gian không trực tiếp làm ra sản phẩm lại là người hưởng lợi cao nhất trong chuỗi sản xuất này.
Cùng chung số phận với ổi, nhà vườn trồng xoài cũng lo lắng khi giá xoài rớt mạnh từ đầu tháng đến nay. Trong nhiều mặt hàng xoài thì xoài cát chu và xoài ghép là những loại rớt giá mạnh nhất. Hiện tại, giá xoài cát chu loại I có bao trái bán tại vườn từ 7 - 8 ngàn đồng/kg, xoài không bao trái chỉ còn 4 - 5 ngàn đồng/kg. Xoài ghép và một số giống xoài địa phương như xoài thanh ca, xoài hòn, xoài lai... từ 2 - 4 ngàn đồng/kg.
Anh Trần Minh Lộc ngụ xã Tịnh Thới, TP.Cao Lãnh tâm sự: “So với trước Tết, giá xoài bây giờ xuống khá thấp (xoài trong Tết đứng ở mức 20 - 25 ngàn đồng/kg). Mặc dù xuống thấp, nhưng nếu khấu trừ chi phí thì không đến nỗi lỗ vốn. Tuy nhiên, nếu giá xoài cứ “rơi tự do” thế này thì nhà vườn sẽ rất khó khăn”.
Theo một số thương lái, hiện nay đang bước vào đầu mùa trái cây, vì vậy không riêng các mặt hàng trái cây địa phương rớt giá mà một số sản phẩm trái cây ở nơi khác chuyển tới giá cũng đang hạ dần khi đang tiến vào thời điểm chính vụ.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh thì toàn tỉnh hiện có 200 công trình thủy lợi; trong đó có 94 hồ chứa và đập dâng, 6 công trình trạm bơm, kênh tiêu, kênh tưới, hàng năm, phục vụ nước tưới cho gần 34.000 ha cây trồng các loại, gồm: 5.000 ha lúa nước hai vụ, trên 2.000 ha rau màu, 27.000 ha cà phê, hồ tiêu và cây công nghiệp ngắn ngày... chiếm 54% tổng diện tích cây trồng. Trong số đó, nhiều công trình sau khi bàn giao đưa vào sử dụng đã phát huy được hiệu quả thiết thực.

Ngày 22/8/2014, tại huyện Di Linh, Ban Chỉ đạo Dự án nâng cao chất lượng sản xuất và kinh doanh cà phê Robusta ở Việt Nam đã họp để đánh giá tiến độ thực hiện dự án và bàn giải pháp để tiếp tục triển khai hoạt động của dự án ở giai đoạn II.

Trong thời kỳ xây dựng và đổi mới đất nước, đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) tiếp tục tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, ra sức lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng buôn làng ngày càng tiến bộ. Trong 5 năm qua, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc đã đạt nhiều kết quả quan trọng, bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào các dân tộc có sự tiến bộ rõ rệt.

Mới bước vào đầu vụ thu hoạch mì nhưng bà con nông dân như ngồi trên lửa vì mì tụt giá mạnh. Nguy cơ thua lỗ đang hiện ra trước mắt.

Chỉ vào đám ruộng giống VN121 trĩu hạt đang được máy gặt đập liên hợp xử lý, bà Huỳnh Thị B., ngụ thôn Xuân Đình, xã Hành Thịnh (Nghĩa Hành) bực mình bảo: “Lúa chín, sợ đổ ngã nên tôi kêu máy ông này “cộp” cho đỡ tốn công.