Giá Tôm Thẻ Ở Sóc Trăng Đang Ở Mức Thấp Nhất Trong Hơn 1 Năm Qua

Hiện nay, giá tôm tại Sóc Trăng giảm mạnh và đang ở mức thấp nhất trong vòng hơn 1 năm nay. Cụ thể, giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg được thương lái mua ở mức 85 ngàn đồng/kg, loại 80 con giá còn 95 ngàn đồng/kg, loại 50 con được trên 135 ngàn đồng/kg, mức giá này giảm so với thời điểm cách đây 2 tháng từ 30 - 40 ngàn đồng/kg.
Tuy nhiên, với loại tôm sú và tôm thẻ cỡ lớn từ 30 - 40 con/kg hiện giá có giảm nhưng vẫn còn khá cao, tôm sú 30 con/kg có giá gần 200 ngàn đồng/kg, tôm thẻ 30 con/kg có giá 170 - 180 ngàn đồng/kg. Theo một số hộ nuôi tôm ở Vĩnh Châu, tôm cỡ lớn như vậy ít người nuôi, lượng tôm không nhiều và nhằm thời điểm cũng bị thương lái ép giá xuống do thị trường tiêu thụ chậm.
Ngoài việc giá tôm xuống thấp, người nuôi tôm Sóc Trăng còn đối mặt với thiệt hại do mùa mưa đã bắt đầu và dịch bệnh phát sinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 4.300 ha tôm bị thiệt hại, trong đó có hơn 3.850 ha tôm thẻ; chiếm gần 22% diện tích đã thả nuôi, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2013. Diện tích tôm thiệt hại nhiều nhất tập trung ở các địa phương như: Thị xã Vĩnh Châu thiệt hại tới 2.750ha (45%), huyện Mỹ Xuyên thiệt hại 1.160 ha (13%), Trần Đề thiệt hại 250 ha (trên 9%)
Toàn tỉnh Sóc Trăng hiện thả nuôi được trên 20.000 ha tôm nước lợ, trong đó chủ yếu là tôm thẻ chân trắng với hơn 14.000 ha, còn lại là tôm sú. So với cùng kỳ, diện tích tôm thẻ tăng mạnh, gấp 3 lần vụ trước, trong khi diện tích thả nuôi tôm sú lại giảm do đầu tư nuôi tôm thẻ thời gian ngắn hơn, thu vốn nhanh hơn so với tôm sú.
Những diện tích tôm thả trà đầu vụ đã được thu hoạch, toàn tỉnh đã thu được trên 3.000 ha, trong đó thu tôm thẻ chân trắng được trên 2.800 ha, tôm sú thu trên 200 ha, năng suất trung bình của tôm thẻ đạt khá cao với trên 4 tấn/ha.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi trồng thủy sản vốn đã có từ lâu ở mỗi ao, hồ nuôi của người nông dân xã Minh Dân (Hàm Yên - Tuyên Quang). Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản theo hướng hàng hóa, đảm bảo an toàn là một vấn đề mới mà Minh Dân vừa triển khai thực hiện thành công, mở ra một hướng đi mới cho nghề nuôi thủy sản ở xã này…

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011 - 2015 đã xác định, trong 5 năm tới, ngành Nông nghiệp vẫn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn được quan tâm khuyến khích đầu tư.

Trong những ngày này, tại xã Quang Thuận (Bạch Thông - Bắc Kạn) nhiều tư thương đã cho cả xe tải từ các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn và thành phố Hà Nội đến các hộ dân để thu mua quýt. Không khí mua bán chưa nhộn nhịp do mới bắt đầu vào vụ thu hoạch, nhưng các hộ dân khá vui vì giá thu mua tương đối cao.

5 năm trở lại đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả canh tác, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã xây dựng được một số vùng chuyên canh cây ăn quả, lúa hàng hóa, chăn nuôi... Nhờ đó, thu nhập của người nông dân được nâng lên từng ngày.

Trong hai tháng qua, các hộ gia đình chăn nuôi dê tại thôn An Hòa, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải mất ăn, mất ngủ bởi đàn dê của họ bỗng nhiên xuất hiện một "bệnh lạ", bệnh từ từ lây truyền từ con này sang con khác. Tính đến thời điểm này đã có 196 con dê của 12 hộ gia đình trong thôn đã bị mắc bệnh này, trong đó có 12 con đã bị chết.