Giá Tôm Thẻ Chân Trắng Tăng Mạnh, Nhiều Đại Gia Trúng Đậm

Trong vòng 10 ngày trở lại đây, giá tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh ĐBSCL tăng ít nhất 10.000 đồng/kg và dự báo còn tăng tiếp.
Trong vòng 10 ngày trở lại đây, giá tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh ĐBSCL tăng ít nhất 10.000 đồng/kg, từ 87.000 đồng lên 97.000 đồng/kg loại 100 con/kg tại ao. Dự báo xu hướng giá tôm thẻ chân trắng sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới do sản lượng tôm năm nay của Thái Lan không đạt như kỳ vọng, trong khi nhu cầu thị trường mỗi ngày một tăng.
Vụ tôm năm nay ở các tỉnh ĐBSCL thả từ tháng 3, dự kiến hoạch kết thúc vào tháng 7 tới đây. Theo khảo sát, một số tỉnh như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Bến Tre tôm bị dịch bệnh, giảm sản lượng.
Giá tôm tăng cao không chỉ khiến người nuôi mà ngay cả các đại gia như Hùng Vương, Minh Phú…trúng đậm. Riêng đối với Hùng Vương, trong đại hội cổ đông hồi cuối tháng 5 mới đây, đại gia này thông báo vụ tôm năm nay đã liên kết với công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm thủy sản bến tre (Faquimex) để đầu tư 50% vốn nuôi tôm thẻ chân trắng trên diện tích 120 ha mặt nước.
Ông Dương Ngọc Minh, Tổng giám đốc Hùng Vương khẳng định đến thời điểm này tỷ lệ thành công đạt trên 95% với sản lượng bình quân 15 tấn/ha. Trong tháng 5 và tháng 6 này, Hùng Vương áp dụng thu tỉa thí điểm nhằm nâng tỷ lệ size tôm thẻ lên 30-40 con/kg như tôm sú. Nếu mô hình này thành công thì 1ha nuôi tôm thẻ có thể đạt năng suất 20 tấn trong thời gian nuôi có bốn tháng rưỡi, tăng gấp 3 sản lượng và giá trị tăng gấp đôi so với nuôi bên ngoài.
Trong đợt thu tỉa vừa qua, Hùng Vương thu hoạch hơn 400 tấn tôm, dự kiến cả vụ tôm năm nay đại gia này thu hoạch 1.800 tấn tôm nguyên liệu, lợi nhuận trên 100 tỷ đồng từ nuôi trồng.
Hiện Hùng Vương đang có cổ phần liên kết tại ba công ty nuôi trồng và chế biến xuất khẩu tôm ở ĐBSCL gồm Faquimex, Tắc Vân và Fimex. Năm 2014, doanh số xuất khẩu dự kiến đạt trên 200 triệu USD. Ông Minh tiết lộ kế hoạch năm 2015 sẽ nâng cổ phần sở hữu ở ba công ty này lên trên 51%, đồng thời nâng doanh số xuất khẩu tôm từ 200 triệu lên 300 triệu USD nhằm thực hiện kế hoạch đạt 20.000 tỷ đồng trong năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi ngành chăn nuôi lao đao vì giá cả bấp bênh, vì dịch bệnh thì riêng chăn nuôi bò lai nông dân ít gặp rủi ro, giá cả luôn ổn định, trở thành mũi nhọn kinh tế cho nhà nông hiện nay.

Ông Lê Văn Dũng, SN 1955, hiện ở ấp Long An B, xã Phú Thọ là người tiên phong của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nuôi cá thác lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao thành công.

Trước tình hình giá mía bấp bênh như hiện nay, việc chuyển đổi một phần diện tích mía nằm ngoài vùng đê bao và vùng trũng sang trồng bưởi Năm Roi và chanh không hạt sẽ là hướng đi mới cho người trồng mía Phụng Hiệp (Hậu Giang). Theo đó, vùng nguyên liệu dự kiến bước đầu sẽ được triển khai thí điểm khoảng 50ha bưởi Năm Roi và chanh không hạt.

Ở xã Trà Giác (Bắc Trà My), nhắc đến Chủ tịch Hội Nông dân xã A Lăng Má, nhân dân địa phương coi anh như “chiếc phao” giúp đồng bào thoát nghèo.

Từ năm 2007 đến nay vợ chồng anh Sáu Phù Sa ở xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn liên tục trồng 10 sào sen ở đầm Mông Lãnh. Từ lúc chuyên canh sen, cuộc sống của gia đình anh không còn khó khăn như trước. Anh Sáu cho biết, những năm qua nhờ nguồn nước không bị nhiễm bẩn, củ giống chất lượng cao nên lứa sen nào cũng bội thu.