Giá tôm tăng trên thị trường Nhật Bản

Đồng yên mất giá so với USD cũng làm giảm NK tôm vào thị trường này. Bên cạnh đó, giá tôm thế giới tăng khiến sức mua của người tiêu dùng Nhật Bản giảm do thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản cũng dễ thay đổi theo điều kiện kinh tế và thu nhập. Họ có xu hướng lựa chọn các sản phẩm có giá hợp lý.
Bước sang năm 2015, NK tôm vào Nhật Bản tiếp tục giảm mạnh so với cuối năm 2014. Tổng NK tôm vào Nhật Bản (gồm tôm nguyên liệu và tôm chế biến) trong tháng 1/2015 giảm 30% so với tháng 12/2014 và giảm 29% so với cùng kỳ năm 2014.
NK tôm nước ấm và tôm nước lạnh vào thị trường này giảm xuống mức thấp 4 năm. Trong tháng 1/2015, NK tôm vào Nhật Bản giảm trong khi nước này cần bổ sung vào nguồn dự trữ tôm trong nước để phục vụ mùa nhu cầu tiêu thụ tăng cao vào tháng 4 và 5. NK từ các nguồn cung đều giảm duy nhất NK từ Indonesia (chủ yếu là các sản phẩm tôm hấp chín đông lạnh) tăng trong giai đoạn này.
Bốn tháng đầu năm 2015, NK tôm vào Nhật Bản đạt 627 triệu USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2014 (806 triệu USD). Nhờ sản phẩm tôm sú chất lượng cao nên Việt Nam có được lợi thế hơn các nước cạnh tranh khác và dẫn đầu về cung cấp tôm cho thị trường này, chiếm 25% tổng NK tôm của Nhật Bản. Tiếp theo là Thái Lan và Indonesia lần lượt chiếm 18 và 19%. Trên thị trường Nhật Bản, Việt Nam phải cạnh tranh với Ấn Độ và Thái Lan do giá XK tôm của Việt Nam cao hơn.
Tháng 1/2015, giá tôm trên thị trường Nhật Bản tiếp tục xu hướng giảm so với các tháng cuối năm 2014 tuy nhiên từ tháng 2 đến tháng 4/2015, giá tăng đều đặn từ 11 USD/kg lên 12 USD/kg.
Tôm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617) và tôm chế biến (HS 160521) là 2 mặt hàng tôm NK chính vào Nhật Bản. Đối với tôm chế biến, Thái Lan đang là nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường này. Việt Nam đang phải cạnh tranh với Thái Lan vì có giá XK cao hơn. Đối với tôm nguyên liệu đông lạnh, Indonesia đang là nguồn cung lớn nhất, Việt Nam đứng thứ 2.
Bốn tháng đầu năm 2015, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản tiếp tục xu hướng giảm của năm 2014 với mức giảm 24,6% đạt 146,8 triệu USD. Nhật Bản đã giành lại được vị trí thứ 2 sau Mỹ về tiêu thụ tôm Việt Nam.
Trong quý 3 và 4, nhu cầu tôm ở Nhật Bản từ các nhà cung cấp trên thế giới có thể không cải thiện nhiều do nền kinh tế này vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình trạng cau trồng bị hái trộm trái, nhiều người dân ở vùng "thủ phủ" cau - huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi) phải dựng chòi để gác, một số khác còn dán "bùa" nhờ "thần rừng" canh giữ.

Nhìn nhận 30 năm đổi mới, cựu Chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Minh Nhị đã nhắc lại những con số cực ấn tượng của lúa gạo. Chẳng hạn cái mốc bắt đầu xuất khẩu gạo với 1,370 triệu tấn năm 1989, và đỉnh cao 7,736 triệu tấn 2012...

Ngay cả nhiều hộ gia đình ở xã Ba Lế (miền núi huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) - quê hương của loại tiêu bản địa này cũng không có để dùng do số lượng tiêu Ba Lế hiện ước tính chỉ còn một vài trăm gốc.

Bằng ý chí, nỗ lực không mệt mỏi, đến nay anh Hồ Văn Thu (thôn Pa Hy, xã Tà Long, huyện Đakrông, Quảng Trị) đã có một cơ ngơi khá giả, đủ chăm lo cho con cái học hành và giúp dân bản thoát nghèo.

Thực hiện Đề án “Hỗ trợ lãi suất mua phân bón trả chậm cho nông dân”, 3 năm qua, Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh đã tích cực phối hợp doanh nghiệp cung ứng hơn 2.000 tấn phân bón NPK cho nông dân trên địa bàn tỉnh.