Giá tôm tăng trên thị trường Nhật Bản

Đồng yên mất giá so với USD cũng làm giảm NK tôm vào thị trường này. Bên cạnh đó, giá tôm thế giới tăng khiến sức mua của người tiêu dùng Nhật Bản giảm do thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản cũng dễ thay đổi theo điều kiện kinh tế và thu nhập. Họ có xu hướng lựa chọn các sản phẩm có giá hợp lý.
Bước sang năm 2015, NK tôm vào Nhật Bản tiếp tục giảm mạnh so với cuối năm 2014. Tổng NK tôm vào Nhật Bản (gồm tôm nguyên liệu và tôm chế biến) trong tháng 1/2015 giảm 30% so với tháng 12/2014 và giảm 29% so với cùng kỳ năm 2014.
NK tôm nước ấm và tôm nước lạnh vào thị trường này giảm xuống mức thấp 4 năm. Trong tháng 1/2015, NK tôm vào Nhật Bản giảm trong khi nước này cần bổ sung vào nguồn dự trữ tôm trong nước để phục vụ mùa nhu cầu tiêu thụ tăng cao vào tháng 4 và 5. NK từ các nguồn cung đều giảm duy nhất NK từ Indonesia (chủ yếu là các sản phẩm tôm hấp chín đông lạnh) tăng trong giai đoạn này.
Bốn tháng đầu năm 2015, NK tôm vào Nhật Bản đạt 627 triệu USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2014 (806 triệu USD). Nhờ sản phẩm tôm sú chất lượng cao nên Việt Nam có được lợi thế hơn các nước cạnh tranh khác và dẫn đầu về cung cấp tôm cho thị trường này, chiếm 25% tổng NK tôm của Nhật Bản. Tiếp theo là Thái Lan và Indonesia lần lượt chiếm 18 và 19%. Trên thị trường Nhật Bản, Việt Nam phải cạnh tranh với Ấn Độ và Thái Lan do giá XK tôm của Việt Nam cao hơn.
Tháng 1/2015, giá tôm trên thị trường Nhật Bản tiếp tục xu hướng giảm so với các tháng cuối năm 2014 tuy nhiên từ tháng 2 đến tháng 4/2015, giá tăng đều đặn từ 11 USD/kg lên 12 USD/kg.
Tôm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617) và tôm chế biến (HS 160521) là 2 mặt hàng tôm NK chính vào Nhật Bản. Đối với tôm chế biến, Thái Lan đang là nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường này. Việt Nam đang phải cạnh tranh với Thái Lan vì có giá XK cao hơn. Đối với tôm nguyên liệu đông lạnh, Indonesia đang là nguồn cung lớn nhất, Việt Nam đứng thứ 2.
Bốn tháng đầu năm 2015, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản tiếp tục xu hướng giảm của năm 2014 với mức giảm 24,6% đạt 146,8 triệu USD. Nhật Bản đã giành lại được vị trí thứ 2 sau Mỹ về tiêu thụ tôm Việt Nam.
Trong quý 3 và 4, nhu cầu tôm ở Nhật Bản từ các nhà cung cấp trên thế giới có thể không cải thiện nhiều do nền kinh tế này vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Các doanh nghiệp (DN) chế biến tôm, nếu muốn tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, phải có vùng nguyên liệu tối thiểu 10% công suất và phải ký hợp đồng mua tôm nguyên liệu có sự chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước.

Chủ trương của tỉnh là xây dựng thương hiệu mạnh cho con cá thát lát Hậu Giang, từ đó mà dự án “Xây dựng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận cá thát lát Hậu Giang dùng cho sản phẩm cá thát lát của tỉnh Hậu Giang” được triển khai thực hiện.

Nuôi thủy sản là một trong những lợi thế phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa ở các xã ngoại thành. Tuy nhiên, vào mùa mưa, mực nước dâng cao, gây nguy cơ tràn bờ, thất thoát tôm, cá. Vì vậy, người sản xuất cần chủ động các biện pháp đối phó để nguồn lợi này phát triển bền vững, hiệu quả.

Mức hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với diện tích sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; 100.000 đồng/ha/năm đối với diện tích sản xuất lúa trên đất lúa khác (trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát, không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa).

Trong khi nhiều gia đình ở 4 xã phía bắc: Tả Phìn, Tả Sìn Thàng, Sính Phình, Sín Chải (huyện Tủa Chùa) đang băn khoăn trong việc nên mở rộng diện tích hay tạm ngừng phát triển trồng chè, vì giá rẻ, sản phẩm khó tiêu thụ thì 2 năm qua, gia đình anh Hạng A Chư, bản Hấu Chua, xã Sín Chải, lại có thu nhập khá từ chè cây cao.