Giá Tôm Tăng Mạnh, Nông Dân Trúng Lớn Ở Tiền Giang

Ông Phan Văn Phúc, thương lái chuyên thu mua tôm ở thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay tôm sú nguyên liệu loại 30 con/kg được các thương lái đến tận ao thu mua với giá 220.000 đồng/kg, tăng 40.000 đồng/kg so với tuần trước; tôm sú loại 40 con/kg có giá 180.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg; đối với tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg được các thương lái thu mua tăng 5.000 - 8.000 đồng/kg so với tuần trước, có giá 95.000 - 98.000 đồng/kg.
Theo ông Phúc, thời điểm này các vùng nuôi tôm trong cả nước đã vào cuối vụ, sản lượng tôm thu hoạch bắt đầu giảm lại, trong khi nhu cầu chế biến tôm xuất khẩu của các doanh nghiệp vào dịp cuối năm tăng cao, cộng với sản lượng tôm của các nước xuất khẩu tôm trên thế giới cũng đang khan hiếm nên giá tôm trong nước thời gian gần đây liên tục được “đẩy lên”.
Ông Nguyễn Văn Thành, nông dân có ao tôm 3.000 m2 ở xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông cho biết: “Ao tôm sú của gia đình tôi đã đạt 30 con/kg với năng suất trên 1,5 tấn, thương lái báo giá 220.000 đồng/kg thu mua tại ao. Với giá này, sau khi trừ chi phí, tôi còn lãi khoảng 180 triệu đồng, giúp gỡ lại tiền giống bị chết trong đợt thả giống trước và có tiền tiếp tục tái sản xuất trong năm sau”.
Nhiều nông dân nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện giá thành nuôi tôm sú khoảng 100.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng 70.000 đồng/kg.
Với năng suất bình quân của tôm sú khoảng 5 tấn/ha và tôm thẻ chân trắng từ 8 - 10 tấn/ha, nếu bà con nào có tôm đến kỳ thu hoạch trong thời điểm này có thể lãi từ 300 - 500 triệu đồng/ha đối với tôm sú và từ 200 - 250 triệu đồng/ha đối với tôm thẻ chân trắng.
Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh thả nuôi tôm trên diện tích 5.082 ha; trong đó có 1.317 ha tôm sú nuôi thâm canh và bán thâm canh, 1.695 ha tôm thẻ chân trắng và 2069 ha tôm nuôi quảng canh cải tiến. Đến nay đã có 3.317 ha ao tôm (chiếm 65,2% diện tích nuôi tôm) đã thu hoạch với sản lượng 11.065 tấn.
Như vậy, toàn tỉnh còn 1.765 ha ao tôm chuẩn bị thu hoạch trong thời gian tới; trong đó có 640 ha tôm sú thâm canh và bán thâm canh, 453 ha tôm thẻ chân trắng và 672 ha tôm sú quảng canh cải tiến.
Có thể bạn quan tâm

Tại buổi giao thương giữa các DN bông vải sợi Việt Nam và các nhà phân phối bông sợi châu Phi vừa qua, ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bông vải sợi Việt Nam cho biết, lượng bông nhập khẩu từ các nước của Việt Nam như sau: 40% từ Hoa Kỳ, 20% Ấn Độ, 20% từ thị trường Tây và Trung Phi, còn lại là ở các thị trường nhỏ khác.

Ngày 22/7/2014, tại Hà Nội, "Tuần lễ truyền thống chỉ dẫn địa lí cho sản phẩm nước mắm Phú Quốc" đã kết thúc với hội thảo chia sẻ kinh nghiệm đăng ký chỉ dẫn địa lí cho nước mắm Phú Quốc tại châu Âu do EU-MUTRAP, Phái đoàn Liên minh Châu Âu và UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức.

Từ đầu năm đến nay nhiều tổ chức cá nhân tại Hà Tĩnh đã mạnh dạn, đầu tư chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh, cải tiến sang nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao trên cát và trong ao đất lót bạt, vỗ bờ nhằm phát huy hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước và tăng năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế cao.

Chất lượng hạt điều Việt Nam được khách hàng nước ngoài thừa nhận là ngon nhất, trở thành thương hiệu mà người tiêu dùng các nước châu Âu và Mỹ ưa chuộng.

Mấy năm trở lại đây ngành giống cây trồng (GCT) Việt Nam đã có bước phát triển tốt với quy mô tăng mạnh và đạt khoảng 340 triệu USD trong năm 2013. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành này vẫn bộc lộ nhiều yếu kém. Phóng viên Báo Công Thương đã trao đổi với TS Lê Hưng Quốc - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam xung quanh vấn đề này.