Giá Tôm Tăng, Doanh Nghiệp Kỳ Vọng

Giá tôm đang tăng do nhu cầu nhập khẩu của một số thị trường tăng. Việt Nam khắc phục được dịch bệnh gây hiện tượng tôm chết hàng loạt là những yếu tố khiến các doanh nghiệp xuất khẩu tôm kỳ vọng nhiều hơn vào kết quả kinh doanh 6 tháng cuối năm.
Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho hay nguồn cung sụt giảm từ hàng loạt thị trường xuất khẩu tôm do dịch bệnh, thiên tai và bệnh hội chứng tôm chết sớm (EMS), cùng nhu cầu tăng từ các nước nhập khẩu chính như Mỹ, Nhật, EU, sẽ hỗ trợ giá tôm tăng trong nửa cuối năm.
Trong khi đó Việt Nam có lợi thế là đã gần như khắc phục được dịch bệnh EMS trên tôm nên trong thời gian tới sản lượng tôm thu hoạch sẽ tăng lên.
Trong 6 tháng đầu năm, Minh Phú xuất khẩu hơn 14.400 tấn, trị giá 175,3 triệu đô la Mỹ, tương đương so với kết quả cùng kỳ năm ngoái.
Còn theo Công ty thủy sản Ngọc Trí, mục tiêu của công ty trong thời gian tới là giữ xuất khẩu tôm sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông và EU tương đương năm ngoái. Theo công ty, nhu cầu nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc đang tăng dần trở lại từ tháng 5 sau khi giảm mạnh những tháng trước đó.
Tương tự Công ty Minh Phú, xuất khẩu tôm của công ty từ đầu năm đến hết tháng 6 đạt 13 triệu đô la Mỹ, tương đương cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 8 này, Mỹ sẽ có phán quyết cuối cùng mức thuế chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu, ông Quang từ chối bình luận về khả năng kết quả sẽ nghiêng về hướng có lợi cho các doanh nghiệp hay không mà chỉ cho biết kết quả chắc chắn sẽ tác động đến kết quả xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Theo phán quyết sơ bộ mức thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ 7 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam công bố vào tháng 5, sản phẩm của Công ty Minh Quí, một công ty con của Tập đoàn Minh Phú, bị áp mức thuế 5,08%.
Hội chứng EMS trong năm 2013 hoành hành ở nhiều nước nuôi tôm ở châu Á, khu vực sản xuất tôm lớn nhất thế giới hiện nay. Thái Lan, nước sản xuất 500.000 – 600.000 tấn tôm/năm chịu tổn thất nặng nề nhất. Mới đây, nước này đưa ra dự báo sản lượng tôm năm nay giảm tới 50% so với 550.000 tấn năm ngoái và để ngỏ khả năng nhập khẩu tôm từ Việt Nam.
Xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm tăng 8,6%, đạt trên 1,1 tỉ đô la Mỹ, trong đó xuất khẩu sang các thị trường chính như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Canada đều tăng.
Có thể bạn quan tâm

Từ hai bàn tay trắng, vậy mà ông Nguyễn Văn Ba ở thôn Tây Phước 1, xã Bình An (Bình Sơn - Quảng Ngãi) đã biến vùng đất hoang vu nơi đây thành một trang trại kinh tế vườn-ao-chuồng-rừng (VACR) trù phú, mang lại thu nhập cao.

Vài năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Bình (Yên Bái) luôn có những bước tiến mạnh mẽ. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng, đặc biệt trong chăn nuôi thủy sản. Yên Bình đã đưa tiềm năng, lợi thế mặt nước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Nuôi cá nước lạnh (cá tầm và cá hồi vân) là một trong những thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng. Trong đề án quy hoạch nuôi cá nước lạnh, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh sản xuất được 3.000 tấn cá nước lạnh thương phẩm. Nhưng đến nay, việc phát triển loại cá này đang gặp rất nhiều khó khăn.

Thời gian gần đây, tại vùng biển tỉnh Quảng Bình rộ lên tình trạng khai thác tận diệt thủy sản, phổ biến là sử dụng chất nổ đánh bắt cá.

Theo báo cáo của Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản tỉnh An Giang (AFA), tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong 3 tháng đầu năm vẫn tiếp tục trầm lắng, giá nguyên liệu vẫn giữ ổn định ở mức thấp, diện tích nuôi và sản lượng tăng ít so cùng kỳ, tình hình dịch bệnh phát sinh đã ảnh hưởng sản xuất của nông dân.