Giá tôm nhập khẩu vào Mỹ giảm mạnh

Đối với mặt hàng tôm, Ấn Độ là nước cung cấp tôm lớn nhất cho Mỹ chiếm 23,8% trong tổng giá trị NK tôm của Mỹ 9 tháng đầu năm nay.
Việt Nam đứng thứ 5 chiếm 11,3%.
Trong top 10 nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ, Mexico và Guyana là 2 nước ghi nhận mức tăng trưởng dương về giá trị XK tôm sang Mỹ lần lượt tăng 34% và 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mexico tăng cả khối lượng và giá trị XK tôm sang Mỹ cho thấy nước này đang phục hồi sản lượng rất tốt sau dịch EMS.
Các nguồn cung còn lại đều giảm XK tôm sang Mỹ trong đó Ấn Độ giảm ít nhất 3%, Việt Nam giảm mạnh nhất 43% về giá trị XK sang đây.Thái Lan tăng 12% về khối lượng XK tôm sang Mỹ nhưng lại giảm 7% về giá trị.
Sản lượng tôm của nước này đang gia tăng sau dịch EMS trong khi giá tôm ở Thái Lan đang giảm, thậm chí giảm dưới giá thành sản xuất.
Theo VASEP, tôm thịt đông lạnh và tôm chế biến đông lạnh là 2 sản phẩm NK chính của Mỹ.
Tôm thịt đông lạnh được Mỹ NK nhiều nhất với gần 1,6 tỷ USD, giảm 22%.
Trong đó, Indonesia là nhà cung cấp lớn nhất mặt hàng này cho Mỹ.
Giá trị XK mặt hàng này từ Indonesia sang Mỹ trong 9 tháng đầu năm nay đạt gần 402 triệu USD; chiếm 25,5% tổng NK mặt hàng này của Mỹ và giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam đứng thứ 3 về cung cấp mặt hàng này cho Mỹ sau Indonesia và Ấn Độ cũng giảm 50% về giá trị XK.
Tôm chế biến đông lạnh là sản phẩm NK nhiều thứ hai vào Mỹ với gần 545 triệu USD, giảm 20%.
Trong đó, Thái Lan là nhà cung cấp lớn nhất mặt hàng này cho Mỹ với giá trị XK 223,8 triệu USD; chiếm 41% thị phần và giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam đứng thứ 2 và cũng giảm 41% về giá trị XK.
Đáng chú ý, Mỹ tăng 10% giá trị NK mặt hàng tôm còn vỏ bỏ đầu đông lạnh cỡ <33.
Mexico đứng đầu về cung cấp mặt hàng này cho Mỹ, Việt Nam đứng thứ 3 sau Mexico và Ấn Độ.
Việt Nam đứng thứ 5 về cung cấp tôm nói chung cho Mỹ sau Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Ecuador.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tính tới ngày 15/10/2015, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 491 triệu USD, giảm trên 43% so với cùng kỳ năm 2014.
Theo VASEP giá thành sản xuất cao dẫn tới giá XK tôm của Việt Nam cao hơn khoảng 20% so với mặt bằng chung trên thị trường Mỹ.
Đồng nội tệ của các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Trung Quốc…phá giá mạnh 20- 30%, trong khi đồng VND chỉ giảm giá nhẹ.
Chính điều này khiến tôm Việt Nam XK vào Mỹ khó cạnh tranh với các quốc gia nói trên.
VASEP cho biết, chín tháng đầu năm nay, giá NK trung bình tôm vào Mỹ từ Việt Nam đạt 11,2 USD/kg; cao hơn tất cả các nguồn cung đối thủ trong top 10 nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ trừ Mexico.
Cụ thể, giá tôm Việt Nam cao hơn 1,6 USD/kg so với giá tôm Ấn Độ; cao hơn 1,4 USD/kg so với giá tôm Indonesia và cao hơn tôm Thái Lan 0,7 USD/kg.
Theo nhận định của VASEP, XK tôm của Việt Nam sang Mỹ những tháng cuối năm dự kiến sẽ khởi sắc nhờ những tín hiệu tích cực từ kết quả thuế chống bán phá giá POR9 và việc kết thúc đàm phán hiệp định TPP.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch của ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, năm 2014, toàn tỉnh sẽ phát triển đàn gia súc, gia cầm gần 3 triệu con. Trong đó, đàn heo sẽ phát triển với số lượng 230.000 con; gia cầm 2,6 triệu con; đàn trâu, bò, dê đạt 6.200 con...

Nói đến mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã Hòa Hiệp Bắc (Đông Hòa - Phú Yên), nhiều người nhắc đến tinh thần và ý chí vượt khó của vợ chồng anh Lê Kim Thịnh. Việc mạnh dạn áp dụng kỹ thuật nuôi cút sau hơn 4 năm (2009 đến nay), không chỉ giúp gia đình anh thoát nghèo mà còn vươn lên khấm khá.

Anh Tùng cho biết: Anh bắt đầu với nghề nuôi bò thịt từ năm 1998, sau đó, nhận thấy thời gian quay vòng vốn chậm và lâu cho thu lãi nên đến năm 2000, anh quyết định bán hết đàn bò thịt để chuyển sang nuôi bò sữa. Với số tiền bán đàn bò được 24 triệu đồng, anh sang tỉnh Long An mua 2 con bò sữa giống với giá 22 triệu đồng. Sau đó, anh tiếp tục mua thêm một con nữa.

Chỉ tiêu tỉnh giao huyện Đầm Dơi (Cà Mau) năm 2014 nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn huyện là 2.600 ha. Bước vào đầu năm Giáp Ngọ, bà con nông dân khẩn trương thi công ủi đầm nuôi tôm công nghiệp cho kịp thời vụ.

Nhằm góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, đầu xuân mới, xã Xuân Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã nhân rộng mô hình nuôi cá điêu hồng thương phẩm trên 1,2 ha.