Giá Tôm Nguyên Liệu Tăng Trở Lại

Tôm nguyên liệu miền Tây đang tăng giá trở lại sau hơn một tháng giảm mạnh khiến bà con thua lỗ.
Trao đổi với VnExpress chiều 12/6, đại diện Công ty Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Tân Phong Phú ở Bạc Liêu cho biết giá tôm thẻ chân trắng tăng 15.000-17.000 đồng mỗi kg.
Loại 100 con một kg từ 75.000-77.000 đồng tăng lên 100.000-105.000 đồng mỗi kg; loại 50-60 con một kg bán giá 120.000-125.000 đồng mỗi kg.
Đối với tôm sú loại 30 con một kg tại Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng giá tăng từ 225.000 đồng lên 235.000-240.000 đồng mỗi kg. Tôm sú 20 con một kg giá 255.000 – 260.000 đồng.
Ông Trần Hòa Hội ở xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) cho biết, tuy giá tôm thẻ tăng nhưng so với cùng kỳ năm trước vẫn còn rất thấp, trong khi giá thức ăn và thuốc thú y thủy sản tăng 10-15% khiến nông dân chưa có lãi. Theo ông Hội, giá tôm thẻ cao nhất ở miền Tây gần nhất là vụ tôm 2013. Khi đó loại 100 con một kg bán được 150.000 đồng và loại 50-60 con một kg có giá 180.000-200.000 đồng.
Theo nhiều nông dân, giá tôm năm trước cao nên năm nay diện tích tôm thẻ chân trắng ở miền Tây tăng mạnh. Khoảng một tháng nay các tỉnh ven biển thu hoạch đồng loạt, nhiều nơi trúng mùa khiến giá tôm thẻ giảm mạnh.
"Thẻ chân trắng nuôi khoảng 2 tháng đạt trọng lượng 100 con một kg. Nuôi 2 tháng hoặc đến gần 3 tháng tôm đạt từ 50-80 con một kg và lúc này tốn thức ăn rất nhiều, chi phí cao. Giá năm nay không thể so bì với năm trước được vì nhiều người nuôi, mong sao giá tăng thêm từ 20.000-25.000 đồng một kg là bà con có lãi tốt", một nông dân chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Cười rất tươi, anh bảo: “Lúa vừa thu hoạch xong đã có thương lái thu mua ngay tại ruộng. Giống lúa lai của Bayer này tốt lắm, cho năng suất tới 1 tấn 300 kg/công (khoảng 10 tấn/ha) nên tổng thu được 30 tấn. Với giá bán tại ruộng là 4.400 đồng/kg, tôi có 132 triệu đồng, trừ chi phí phân, thuốc, công… còn lời 100 triệu”.

Với tổng diện tích cây tiêu trên địa bàn 2.567 ha, trong đó, diện tích tiêu kinh doanh khoảng 2.200 ha với tổng sản lượng hàng năm dao động từ 7.000 tấn đến 9.000 tấn, Chư Pưh được xem là “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh Gia Lai. Lãnh đạo huyện Chư Pưh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp huyện tập trung phát triển bền vững cây hồ tiêu trở thành thế mạnh phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện trong tương lai.

Hiện, huyện Bắc Hà đã gieo trực tiếp được 19,3 ha cây đương quy tại các xã: Nậm Mòn (6ha), Na Hối (5ha), Tà Chải (2ha), Lùng Phình (5ha), Bản Già (1,3ha). Ngoài ra, Trạm Khuyến nông huyện đã gieo ươm được hơn 1,3 triệu cây đương quy giống, đủ trồng diện tích còn lại trong thời gian tới.

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 1991, diện tích lúa lai cả nước chỉ khoảng 100ha. Đến nay con số này đạt trên 600.000 ha. Cũng theo báo cáo sơ kết mô hình thí điểm trong vụ Đông Xuân 2014 vừa qua, nông dân sản xuất giống lúa lai F1 thu lợi nhuận bình quân khoảng 50 triệu đồng/ha.

Năm nào cũng thế, cứ đến mùng 7 Tết là làng nghề trồng rau Trà Quế (Cẩm Hà, Hội An, Quảng Nam) lại tưng bừng tổ chức lễ hội cầu bông. Dù là hội làng nhưng năm nào du khách cũng đến đông nghịt. Chính vì thế, là làng nghề chuyên làm nông nhưng nay người dân trong làng lại làm giàu bằng... du lịch.