Giá tôm hùm thương phẩm giảm mạnh, người nuôi lo lỗ vốn

Với giá bán này, phần lớn người nuôi đều lỗ vốn do sau chu kỳ nuôi 18 tháng, chi phí mỗi con tôm hùm ít nhất 1,3 triệu đồng/kg. Cũng do sợ lỗ vốn nên nhiều hộ vẫn tiếp tục nuôi với hy vọng chờ tăng giá trở lại.
Nhiều hộ nuôi cho biết toàn bộ tôm hùm thương phẩm đều bán cho tư thương để xuất sang thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Do đó, giá lên hay xuống tùy thuộc vào tư thương, trong khi người nuôi không biết thông tin về sự biến động của giá cả.
Còn theo tư thương, do thị trường Trung Quốc tiêu thụ chậm nên họ buộc phải hạ giá.
Tỉnh Phú Yên có hơn 3.000 hộ nuôi tôm hùm. Riêng thị xã Sông Cầu có gần 2.300 hộ nuôi khoảng 16.000 lồng với sản lượng năm nay dự kiến gần 800 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Điểm lại các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng, nhiều người không khỏi giật mình khi các cơ sở tư nhân đang chiếm lĩnh thị trường.

Song công nghiệp hóa sản xuất, chế biến trứng ở châu Á lại chưa phát triển và châu Á lại cũng là nơi bùng phát nhiều nhất trên thế giới về dịch cúm gia cầm, ảnh hưởng đến độ an toàn của sản phẩm trứng.

Thiết bị “4 trong 1” này là sáng tạo của ông Nguyễn Văn Hai ở phường Xuân An, TP.Phan Thiết, Bình Thuận sẽ được T.Ư Hội NDVN trao giải Sáng tạo kỹ thuật nhà nông lần thứ III, nhân Hội nghị NDSXKD giỏi lần này.

Lượng giống đậu tương cần 1,5 - 2kg/sào Bắc bộ. Thường sử dụng các giống ngắn ngày như: DT 99 và DT 12 có thời gian sinh trưởng 72 - 75 ngày. Làm mạ đậu tương: Cần 5- 6 m2 đất mạ cho 1 sào Bắc bộ. Dùng cát 70% + đất màu 30%, tạo độ xốp, trộn thành lớp đất dày 10cm trên nền đất cứng. Sử dụng 1,5 - 2kg giống tốt để làm mạ cho 1 sào Bắc bộ. Trải đất + cát dày 8cm, dùng ô doa tưới đẫm nước.

Dự án Khôi phục và quản lý rừng bền vững (còn gọi là Dự án KfW6) do Chính phủ Đức hỗ trợ vốn được triển khai tại Bình Định từ năm 2006. Đến nay dự án đã cho hiệu quả khả quan...