Giá Tôm Hùm Giống Hạ Nhiệt

Từ giữa tháng 2 đến nay, giá tôm hùm giống ở Khánh Hòa bắt đầu hạ nhiệt, hiện dao động ở mức từ 200-210 ngàn đồng/con.
Mức giả này giảm gần 200 ngàn đồng/con so với tháng trước.
Chúng tôi có mặt tại xã Vạn Lương, TP Nha Trang, nơi khởi đầu nghề săn tôm hùm giống ở Khánh Hòa, sau đó mới lan rộng ra các địa phương khác. Theo ghi nhận của chúng tôi, những ngày này biển trên đầm Nha Phu rất yên ả nên nhiều ngư dân ra khơi đánh bắt trở về được nhiều tôm hùm giống.
Ngư dân Dương Văn Đức, thôn Cát Lợi vừa có chuyến đánh bắt tôm hùm giống trở về được 40 con bán cho chủ vựa với giá 210 ngàn đ/con, sau khi trừ tất cả chi phí anh lãi gần 8 triệu động. Gặp chúng tôi, anh Đức phấn khởi: “May mà gần 1 tháng nay tôm hùm giống xuất hiện trở lại nên tôi đánh bắt được nhiều, gỡ gạc được chi phí cho những chuyến đánh bắt trước Tết thua lỗ. Mỗi ngày trung bình tôi đánh bắt được từ 10-12 con, sau khi trừ tất cả chi phí lãi gần 2 triệu đồng”.
Theo anh, trước Tết do việc khai thác tôm hùm giống khan hiếm nên giá tôm giống dao động từ 370-380 ngàn đ/con, nhưng nay giá tôm giống đã hạ nhiệt dần vì ngư dân đánh bắt được nhiều. Song ở mức giá hiện tại ngư dân vẫn lãi khá...
Tại huyện Vạn Ninh, giá tôm giống hiện nay chỉ còn ở mức 190-200 ngàn đ/con và có khả năng tiếp tục giảm trong những ngày tới, bởi lượng tôm giống khai thác ngoài tự nhiên khá nhiều. Nhờ khai thác được tôm giống nên hiện người nuôi tôm ở Vạn Ninh đang tiếp tục thả giống vụ tôm mới 2014.
Theo ông Nguyễn Phước, Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Lương, toàn xã có khoảng 500 hộ làm nghề bắt tôm hùm giống, trong đó có 400 hộ làm nghề bẫy bằng đá san hô. Mùa khai thác tôm hùm con bắt đầu vào vụ từ tháng 11 năm trước cho đến tháng 3 âm lịch năm sau.
Tuy nhiên, những tháng đầu vụ năm nay ngư dân khai thác tôm giống mất mùa, ngày nhiều nhất mỗi ngư dân chỉ bắt được 2-3 con, có khi nhiều hôm chẳng được con nào. Thế nhưng khoảng nửa tháng nay thì ngư dân khai thác được mùa và có mức thu nhập khá, bù lại chi phí cho những tháng trước.
Còn tại Phường Ninh Hải, TX Ninh Hòa, hiện có hơn 100 hộ làm nghề đánh bắt tôm hùm giống. Những năm trước nghề khai thác tôm giống giúp bà con ngư dân nơi đây ăn nên làm ra. 2 năm trở lại đây sản lượng tôm hùm giống trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt cho nên việc khai thác không còn thuận lợi nữa.
Để đánh bắt được tôm hùm giống, nhiều ngư dân có sáng kiến lấy những cục đá san hô nhỏ khoan nhiều lỗ bằng ngón tay út để dụ tôm vào ở. Hàng trăm cục đá san hô ấy được buộc vào một sợi dây thừng bện chắc chắn rồi gắn phao xốp thả xuống nước có độ sâu từ 3-10m. Đêm đêm, tôm hùm con bò đi kiếm ăn, gặp những chiếc tổ nhân tạo bèn chui vào trú ngụ. Mỗi ngày, người bắt tôm hùm đi kiểm tra bẫy một lần vào sáng sớm và thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi chim yến trong nhà từng được xem là nghề “hái ra vàng” khí giá tổ yến cao ngất ngưởng, hiệu quả đầu tư nuôi yến rất cao. Tuy nhiên, gần đây người nuôi chim yến gặp khó do áp lực cạnh tranh về giá đối với tổ yến nhập khẩu khiến giá tổ yến giảm mạnh, trong khi đó tỷ lệ thành công trong nuôi chim yến rất thấp.

Những mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là cá tra, cá basa, tôm, một số sản phẩm hải sản đóng hộp như cá ngừ, cá sacdin, cá thu và một số loại cá khô khác. Mặt hàng cá tra của Việt Nam đã có chỗ đứng và tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng trong khu vực.

Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, từ năm 2011 đến nay, hàng năm Việt Nam nhập và sử dụng từ 70-100 ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Khối lượng và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng tại nước ta cao gấp nhiều lần nhu cầu sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.

Đồng Nai đang xây dựng các đề án nhằm hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, đề án xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng chất lượng cao theo chuẩn quốc tế cho nhiều cây trồng chiếm diện tích lớn trên địa bàn tỉnh, như: điều, cà phê, mía...

Hợp tác xã được thành lập trên cơ sở Câu lạc bộ ca cao Hưng Lộc với sự tham gia của 9 thành viên ban đầu, có vốn điều lệ 500 triệu đồng và hoạt động theo 6 nhóm ngành nghề: ươm và mua bán cây ca cao giống; sơ chế các loại trái cây sau thu hoạch; thu mua, buôn bán nông sản, sản xuất phân hữu cơ….