Giá Tôm Hùm Giống Hạ Nhiệt

Từ giữa tháng 2 đến nay, giá tôm hùm giống ở Khánh Hòa bắt đầu hạ nhiệt, hiện dao động ở mức từ 200-210 ngàn đồng/con.
Mức giả này giảm gần 200 ngàn đồng/con so với tháng trước.
Chúng tôi có mặt tại xã Vạn Lương, TP Nha Trang, nơi khởi đầu nghề săn tôm hùm giống ở Khánh Hòa, sau đó mới lan rộng ra các địa phương khác. Theo ghi nhận của chúng tôi, những ngày này biển trên đầm Nha Phu rất yên ả nên nhiều ngư dân ra khơi đánh bắt trở về được nhiều tôm hùm giống.
Ngư dân Dương Văn Đức, thôn Cát Lợi vừa có chuyến đánh bắt tôm hùm giống trở về được 40 con bán cho chủ vựa với giá 210 ngàn đ/con, sau khi trừ tất cả chi phí anh lãi gần 8 triệu động. Gặp chúng tôi, anh Đức phấn khởi: “May mà gần 1 tháng nay tôm hùm giống xuất hiện trở lại nên tôi đánh bắt được nhiều, gỡ gạc được chi phí cho những chuyến đánh bắt trước Tết thua lỗ. Mỗi ngày trung bình tôi đánh bắt được từ 10-12 con, sau khi trừ tất cả chi phí lãi gần 2 triệu đồng”.
Theo anh, trước Tết do việc khai thác tôm hùm giống khan hiếm nên giá tôm giống dao động từ 370-380 ngàn đ/con, nhưng nay giá tôm giống đã hạ nhiệt dần vì ngư dân đánh bắt được nhiều. Song ở mức giá hiện tại ngư dân vẫn lãi khá...
Tại huyện Vạn Ninh, giá tôm giống hiện nay chỉ còn ở mức 190-200 ngàn đ/con và có khả năng tiếp tục giảm trong những ngày tới, bởi lượng tôm giống khai thác ngoài tự nhiên khá nhiều. Nhờ khai thác được tôm giống nên hiện người nuôi tôm ở Vạn Ninh đang tiếp tục thả giống vụ tôm mới 2014.
Theo ông Nguyễn Phước, Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Lương, toàn xã có khoảng 500 hộ làm nghề bắt tôm hùm giống, trong đó có 400 hộ làm nghề bẫy bằng đá san hô. Mùa khai thác tôm hùm con bắt đầu vào vụ từ tháng 11 năm trước cho đến tháng 3 âm lịch năm sau.
Tuy nhiên, những tháng đầu vụ năm nay ngư dân khai thác tôm giống mất mùa, ngày nhiều nhất mỗi ngư dân chỉ bắt được 2-3 con, có khi nhiều hôm chẳng được con nào. Thế nhưng khoảng nửa tháng nay thì ngư dân khai thác được mùa và có mức thu nhập khá, bù lại chi phí cho những tháng trước.
Còn tại Phường Ninh Hải, TX Ninh Hòa, hiện có hơn 100 hộ làm nghề đánh bắt tôm hùm giống. Những năm trước nghề khai thác tôm giống giúp bà con ngư dân nơi đây ăn nên làm ra. 2 năm trở lại đây sản lượng tôm hùm giống trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt cho nên việc khai thác không còn thuận lợi nữa.
Để đánh bắt được tôm hùm giống, nhiều ngư dân có sáng kiến lấy những cục đá san hô nhỏ khoan nhiều lỗ bằng ngón tay út để dụ tôm vào ở. Hàng trăm cục đá san hô ấy được buộc vào một sợi dây thừng bện chắc chắn rồi gắn phao xốp thả xuống nước có độ sâu từ 3-10m. Đêm đêm, tôm hùm con bò đi kiếm ăn, gặp những chiếc tổ nhân tạo bèn chui vào trú ngụ. Mỗi ngày, người bắt tôm hùm đi kiểm tra bẫy một lần vào sáng sớm và thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm làm cơ sở để quyết định ngày vào vụ ép mía cho phù hợp, mới đây, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở NN&PTNT, Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang, chính quyền địa phương và nông dân trồng mía tiến hành lấy chữ đường (CCS) trên một số giống mía.

Nhằm nâng cao chất lượng, giá trị lúa hàng hóa cho nông dân, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Trà Vinh đã triển khai chương trình “Cánh đồng mẫu” sản xuất lúa trên địa bàn các huyện trọng điểm của tỉnh. Qua triển khai, chương trình này đã khẳng định hiệu quả kinh tế và thu hút đông đảo bà con nông dân đăng ký tham gia.

Lượng tiêu thụ gạo toàn cầu dự báo đạt 500 triệu tấn vào 10 năm tới, tăng 10% so với hiện nay và đạt khoảng 535 triệu tấn vào năm 2030. Các loại gạo chất lượng cao sẽ được ưa chuộng hơn.

Ngày 25/8, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội phối hợp với xã Trung Châu, huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị hợp tác 4 nhà đẩy mạnh sản xuất cây vụ Đông và tiêu thụ giống đậu tương vụ Hè thu năm 2015.
Thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng xen lẫn mưa là điều kiện thuận lợi để các loại sâu bệnh gây hại cho lúa thu đông, nhất là lúa vào giai đoạn làm đòng. Vì vậy, các địa phương trong tỉnh Đồng Tháp cần chủ động thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phòng trừ sâu, bệnh kịp thời.