Giá Tôm Giảm Mạnh Khiến Nông Dân Ở Cà Mau Lao Đao

Ông Lý Văn Thuận, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau (CASEP) cho biết hiện nay, người nuôi tôm trong tỉnh đang lo lắng vì giá tôm giảm mạnh so với cuối năm 2013.
Hiện trên thị trường tỉnh Cà Mau, giá tôm sú loại 20 con/kg là 300.000 đồng/kg, giảm 30.000 đồng/kg so với cuối năm 2013; loại 30 con/kg giá 250.000 đồng/kg; tôm thẻ chân trắng loại 90 con/kg giá 110.000 đồng/kg, loại 100 con/kg giá 100.000 đồng/kg. Nếu so với cùng kỳ thì giá bình quân tăng 10% nhưng so với những tháng cuối năm 2013 thì giảm tới 15%.
Theo ông Trần Văn Hải, nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Cái Nước, ông đầu tư 600 triệu đồng nuôi 3 đầm, vụ đầu sau khi trừ chi phí còn lãi 200 triệu đồng, vụ thứ hai lỗ 300 triệu đồng.
Cũng theo CASEP, có 4 nguyên nhân dẫn tới giá tôm nguyên liệu giảm mạnh trong thời gian gần đây. Thứ nhất là hầu hết các doanh nghiệp đều chịu sự tác động của vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ đối với mặt hàng tôm. Thứ hai là trở ngại về rào cản kỹ thuật nên nhiều doanh nghiệp xuất hàng đi rồi bị trả về. Thứ ba là nhiều nước trên thế giới được mùa tôm nuôi, trong khi sản lượng tôm thẻ chân trắng ở Cà Mau tăng đột biến.
Ngoài ra, do nắm không chắc thông tin thị trường nên nông dân đổ xô nuôi tôm thẻ chân trắng cũng khiến nguồn cung dư thừa.
Trước tình hình trên, Trung tâm Khuyến ngư Cà Mau cũng như CASEP đã khuyến cáo nông dân nên hạn chế nuôi tôm thẻ chân trắng; tập trung nuôi tôm sú truyền thống vì đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng tốn kém, rủi ro cao, trong khi giá cả bấp bênh thì thiệt hại là rất lớn.
Toàn tỉnh Cà Mau hiện có gần 8.000ha nuôi tôm thẻ chân trắng. Phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng đang được đẩy lên cao với tham vọng có bước đột phá trong lợi nhuận.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày qua, do ảnh hưởng không khí lạnh gây mưa to, toàn tỉnh Phú Yên có hơn 8.000ha lúa đông xuân 2012 - 2013 vừa chín tới, chưa kịp thu hoạch đã nằm rạp xuống mặt ruộng. Người dân dàn hàng ngang lội bùn khẩn trương gặt lúa, chi phí cao mà lúa thất thoát lớn.

Ông Nguyễn Văn Chiến ở thôn Đại Đình, xã Ngọc Kỳ (Tứ Kỳ, Hải Dương) vừa xây dựng 3 chuồng nuôi đà điểu rộng 6.000 m2, tổng kinh phí hơn 200 triệu đồng.

Đang là đỉnh điểm mùa khô, hàng ngàn nông dân phải loay hoay vì nguồn nước cạn kiệt. Những mô hình tưới tiết kiệm đã giúp nhiều gia đình không rơi vào cảnh “khát nước”. Mô hình tưới nước nhỏ giọt của gia đình anh Nguyễn Văn Tửng ở xã Thuận Phú (Đồng Phú) là một điển hình.

Anh Nguyễn Hoàng Phi ở ấp Hòa Thạnh, xã Châu Phong, TX. Tân Châu, An Giang đã sáng chế và ứng dụng thành công máy phun thuốc điều khiển từ xa và tự động cuộn dây trên đồng. Chiếc máy đoạt giải 3 tại Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh An Giang năm 2012 và anh đã ra Hà Nội tham gia chương trình Nhà sáng chế trên VTV2 vào cuối tháng 3/2013 vừa qua.

Thời điểm năm 2010 và 2011, khi dịch bệnh “tai xanh” hoành hành trên đàn heo, anh Trần Đình Hiển (ấp 9, xã An Linh, Phú Giáo, Bình Dương) lại thắng lớn với lợi nhuận gần 1 tỷ đồng từ trại heo của mình nhờ đàn heo không dính dịch bệnh “tai xanh”. Để có được kết quả này, anh Hiển đã áp dụng mô hình nuôi heo trại lạnh. Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao và là hướng đi bền vững cho người chăn nuôi heo trong bối cảnh dịch bệnh thường xuyên hoành hành như hiện nay.