Giá Tôm Giảm Mạnh Khiến Nông Dân Ở Cà Mau Lao Đao

Ông Lý Văn Thuận, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau (CASEP) cho biết hiện nay, người nuôi tôm trong tỉnh đang lo lắng vì giá tôm giảm mạnh so với cuối năm 2013.
Hiện trên thị trường tỉnh Cà Mau, giá tôm sú loại 20 con/kg là 300.000 đồng/kg, giảm 30.000 đồng/kg so với cuối năm 2013; loại 30 con/kg giá 250.000 đồng/kg; tôm thẻ chân trắng loại 90 con/kg giá 110.000 đồng/kg, loại 100 con/kg giá 100.000 đồng/kg. Nếu so với cùng kỳ thì giá bình quân tăng 10% nhưng so với những tháng cuối năm 2013 thì giảm tới 15%.
Theo ông Trần Văn Hải, nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Cái Nước, ông đầu tư 600 triệu đồng nuôi 3 đầm, vụ đầu sau khi trừ chi phí còn lãi 200 triệu đồng, vụ thứ hai lỗ 300 triệu đồng.
Cũng theo CASEP, có 4 nguyên nhân dẫn tới giá tôm nguyên liệu giảm mạnh trong thời gian gần đây. Thứ nhất là hầu hết các doanh nghiệp đều chịu sự tác động của vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ đối với mặt hàng tôm. Thứ hai là trở ngại về rào cản kỹ thuật nên nhiều doanh nghiệp xuất hàng đi rồi bị trả về. Thứ ba là nhiều nước trên thế giới được mùa tôm nuôi, trong khi sản lượng tôm thẻ chân trắng ở Cà Mau tăng đột biến.
Ngoài ra, do nắm không chắc thông tin thị trường nên nông dân đổ xô nuôi tôm thẻ chân trắng cũng khiến nguồn cung dư thừa.
Trước tình hình trên, Trung tâm Khuyến ngư Cà Mau cũng như CASEP đã khuyến cáo nông dân nên hạn chế nuôi tôm thẻ chân trắng; tập trung nuôi tôm sú truyền thống vì đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng tốn kém, rủi ro cao, trong khi giá cả bấp bênh thì thiệt hại là rất lớn.
Toàn tỉnh Cà Mau hiện có gần 8.000ha nuôi tôm thẻ chân trắng. Phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng đang được đẩy lên cao với tham vọng có bước đột phá trong lợi nhuận.
Có thể bạn quan tâm

Ảnh hưởng của cơn bão số 3 kèm mưa to, gió mạnh vừa qua đã khiến nhiều diện tích rau trong tỉnh bị dập nát, hư hỏng. Người trồng rau vì thế cũng phập phồng, lo lắng khi quyết định xuống giống rau vụ đông, bởi mùa mưa bão đã bắt đầu...

Tuy không thuộc diện xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đến năm 2015, nhưng nhờ có lợi thế về điều kiện kinh tế-xã hội, nhất là sự đồng thuận của nhân dân, nên huyện Tây Sơn và tỉnh đồng ý bổ sung xã Tây Xuân vào lộ trình hoàn thành XDNTM vào năm 2015.

Đó là anh Nguyễn Ngọc Quà, ở thôn Háo Đức, xã Nhơn An (TX An Nhơn). Từ chỗ nghèo khó, nhờ theo nghề trồng mai mà gia đình anh có “của ăn, của để”. Anh còn giúp nhiều hộ trong thôn về kỹ thuật trồng mai kiểng, tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Nếu không có sự chuyển biến về mặt chất lượng và thay đổi về chuỗi giá trị, 20 năm tới xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn cứ ì ạch như hiện nay, ông Nguyễn Đình Bích, chuyên gia nghiên cứu và phân tích thị trường lúa gạo Việt Nam, cảnh báo.

Vừa qua, Tổ chức Tầm nhìn thế giới phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa triển khai 12 lớp tập huấn ủ phân hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm Emic cho trên 600 lượt hộ nông dân tham gia.