Giá Tôm Giảm Mạnh Khiến Nông Dân Ở Cà Mau Lao Đao

Ông Lý Văn Thuận, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau (CASEP) cho biết hiện nay, người nuôi tôm trong tỉnh đang lo lắng vì giá tôm giảm mạnh so với cuối năm 2013.
Hiện trên thị trường tỉnh Cà Mau, giá tôm sú loại 20 con/kg là 300.000 đồng/kg, giảm 30.000 đồng/kg so với cuối năm 2013; loại 30 con/kg giá 250.000 đồng/kg; tôm thẻ chân trắng loại 90 con/kg giá 110.000 đồng/kg, loại 100 con/kg giá 100.000 đồng/kg. Nếu so với cùng kỳ thì giá bình quân tăng 10% nhưng so với những tháng cuối năm 2013 thì giảm tới 15%.
Theo ông Trần Văn Hải, nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Cái Nước, ông đầu tư 600 triệu đồng nuôi 3 đầm, vụ đầu sau khi trừ chi phí còn lãi 200 triệu đồng, vụ thứ hai lỗ 300 triệu đồng.
Cũng theo CASEP, có 4 nguyên nhân dẫn tới giá tôm nguyên liệu giảm mạnh trong thời gian gần đây. Thứ nhất là hầu hết các doanh nghiệp đều chịu sự tác động của vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ đối với mặt hàng tôm. Thứ hai là trở ngại về rào cản kỹ thuật nên nhiều doanh nghiệp xuất hàng đi rồi bị trả về. Thứ ba là nhiều nước trên thế giới được mùa tôm nuôi, trong khi sản lượng tôm thẻ chân trắng ở Cà Mau tăng đột biến.
Ngoài ra, do nắm không chắc thông tin thị trường nên nông dân đổ xô nuôi tôm thẻ chân trắng cũng khiến nguồn cung dư thừa.
Trước tình hình trên, Trung tâm Khuyến ngư Cà Mau cũng như CASEP đã khuyến cáo nông dân nên hạn chế nuôi tôm thẻ chân trắng; tập trung nuôi tôm sú truyền thống vì đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng tốn kém, rủi ro cao, trong khi giá cả bấp bênh thì thiệt hại là rất lớn.
Toàn tỉnh Cà Mau hiện có gần 8.000ha nuôi tôm thẻ chân trắng. Phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng đang được đẩy lên cao với tham vọng có bước đột phá trong lợi nhuận.
Có thể bạn quan tâm

Từ thực tế nhiều gia đình thiếu vốn, thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, 22 hộ dân ở thôn 8 xã Nhân Đạo (Đắk R’lấp) đã thành lập Tổ giúp nhau phát triển kinh tế. Qua nhiều năm hoạt động, tổ thực sự đã là chỗ dựa tin cậy cho các tổ viên trong việc xóa đói giảm nghèo, làm giàu bền vững trên chính mảnh đất của mình.

Vai trò của cây lúa lai trong việc tăng năng suất, sản lượng lúa và nhất là trong việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao giá trị xuất khẩu là rất quan trọng. Việc Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa lai của Tập đoàn Syngenta tại Nam Định đi vào hoạt động sẽ đáp ứng được nhu cầu này.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) vừa phê duyệt 4 giống ngô biến đổi gene đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. Đó là các giống ngô Bt 11, MIR162 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và MON 89034 và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto).

Ngày 19-8, tại kênh xáng Xà No, đoạn qua phường V, thành phố Vị Thanh, gần 40 đoàn viên Đoàn cơ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang đã thực hiện công trình thanh niên “Thả tôm càng xanh tái tạo nguồn lợi thủy sản tại kênh xáng Xà No”.

Là người có nhiều năm kinh nghiệm về khai thác, đánh bắt thủy sản nên ngay từ đầu mùa lũ anh Nguyễn Văn Nhớ ở ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú cho biết “gia đình anh đã chuẩn bị nhiều tay lưới mới và tận dụng lưới cũ của mùa lũ năm trước cho vụ làm ăn của gia đình mình.