Giá Tôm Giảm Mạnh Khiến Nông Dân Ở Cà Mau Lao Đao

Ông Lý Văn Thuận, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau (CASEP) cho biết hiện nay, người nuôi tôm trong tỉnh đang lo lắng vì giá tôm giảm mạnh so với cuối năm 2013.
Hiện trên thị trường tỉnh Cà Mau, giá tôm sú loại 20 con/kg là 300.000 đồng/kg, giảm 30.000 đồng/kg so với cuối năm 2013; loại 30 con/kg giá 250.000 đồng/kg; tôm thẻ chân trắng loại 90 con/kg giá 110.000 đồng/kg, loại 100 con/kg giá 100.000 đồng/kg. Nếu so với cùng kỳ thì giá bình quân tăng 10% nhưng so với những tháng cuối năm 2013 thì giảm tới 15%.
Theo ông Trần Văn Hải, nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Cái Nước, ông đầu tư 600 triệu đồng nuôi 3 đầm, vụ đầu sau khi trừ chi phí còn lãi 200 triệu đồng, vụ thứ hai lỗ 300 triệu đồng.
Cũng theo CASEP, có 4 nguyên nhân dẫn tới giá tôm nguyên liệu giảm mạnh trong thời gian gần đây. Thứ nhất là hầu hết các doanh nghiệp đều chịu sự tác động của vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ đối với mặt hàng tôm. Thứ hai là trở ngại về rào cản kỹ thuật nên nhiều doanh nghiệp xuất hàng đi rồi bị trả về. Thứ ba là nhiều nước trên thế giới được mùa tôm nuôi, trong khi sản lượng tôm thẻ chân trắng ở Cà Mau tăng đột biến.
Ngoài ra, do nắm không chắc thông tin thị trường nên nông dân đổ xô nuôi tôm thẻ chân trắng cũng khiến nguồn cung dư thừa.
Trước tình hình trên, Trung tâm Khuyến ngư Cà Mau cũng như CASEP đã khuyến cáo nông dân nên hạn chế nuôi tôm thẻ chân trắng; tập trung nuôi tôm sú truyền thống vì đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng tốn kém, rủi ro cao, trong khi giá cả bấp bênh thì thiệt hại là rất lớn.
Toàn tỉnh Cà Mau hiện có gần 8.000ha nuôi tôm thẻ chân trắng. Phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng đang được đẩy lên cao với tham vọng có bước đột phá trong lợi nhuận.
Có thể bạn quan tâm

Bên cạnh những diễn biến thất thường của thời tiết thì nguyên nhân diện tích trồng đạt thấp là do giá mủ cao su thời điểm hiện tại xuống thấp, ảnh hưởng đến tâm lý người trồng cao su, đồng thời công tác chỉ đạo của các địa phương chưa thực sự sâu sát, có chiều hướng buông lỏng đối với loại cây trồng này.

Từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi thủy sản của tỉnh Đồng Tháp đạt hơn 6.550ha. Trong đó, trên 621ha ao và 46.948m3 bè nuôi thủy sản bị nhiễm bệnh (chỉ riêng tháng 7 có hơn 112ha ao và 14.394m3 bè nuôi bị nhiễm bệnh, tăng 3.600m3 bè so với tháng trước).

Diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển mạnh, theo đó nhu cầu tôm giống ngày càng cao. Để có nguồn giống cung ứng vụ nuôi, người dân phải chọn mua con giống bằng mắt thường, chứ không biết tôm đó có chất lượng hay không.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh (Phú Yên), hiện có hơn 1.000ha cao su trồng tại các xã, thị trấn trong huyện bị bệnh phấn trắng, gây rụng lá.

Khai thác tốt tiềm năng đất đai trong trồng trọt đã giúp nông dân xã Phú An, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích canh tác, trong đó có mô hình trồng dừa dứa, dừa Mã Lai xen canh mít Thái của ông Phạm Minh Thông ở ấp 1.