Giá Tôm Chân Trắng Thái Lan Tăng Mạnh

Hội chứng tôm chết sớm (EMS) vẫn đang “tàn phá” tôm nuôi của Thái Lan khiến nhiều nhà NK tôm chân trắng của EU lao đao do giá tôm tăng mạnh. Tháng 12/2012. Giá tôm cỡ 70 con/kg cũng tăng từ 4,7 USD/kg lên 6,6 USD/kg.
Giám đốc một công ty NK tôm cho biết nếu giá tôm vẫn tiếp tục tăng, các nhà NK EU sẽ thua lỗ lớn. Đối với những khách hàng đã đặt mua tôm nguyên liệu để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ vào dịp hè sẽ gặp rắc rối bởi hiện nay giá tôm nguyên liệu tại Thái Lan tăng cao trong khi sản lượng không ổn định.
Những doanh nghiệp đã ký hợp đồng mua tôm chân trắng Thái Lan với giá bán đã được thỏa thuận thì sẽ buộc phải tăng giá bán tôm trên thị trường tiêu thụ. Như vậy, họ sẽ phải giảm bớt lượng NK hoặc sẽ phải cắt giảm các khoản ưu đãi khác đối với các sản phẩm tôm chân trắng Thái Lan.
Với mức giá tăng như hiện nay, không chỉ có các nhà NK EU lo ngại, các nhà NK ở Mỹ và Canada cũng đang phải đối mặt.
Nếu giá vẫn ở mức cao hoặc tiếp tục tăng, họ buộc phải tìm kiếm sản phẩm thay thế khác.
Sản lượng tôm Thái Lan giảm do EMS
Mấy năm qua, sản lượng tôm của Thái Lan giảm dần, phần lớn do dịch bệnh. Năm 2010, nước này sản xuất khoảng 650.000 tấn tôm nguyên con. Đến năm 2012, sản lượng giảm xuống còn 450.000 – 500.000 tấn.
Theo ước tính, năm nay, sản lượng tôm của Thái Lan chỉ đạt khoảng 400.000 tấn. Nếu tình hình dịch bệnh không được cải thiện có lẽ sản lượng chỉ đạt 300.000 tấn.
Mới đây các nhà nghiên cứu đã tiến thêm bước nữa trong việc xác định nguyên nhân gây dịch bệnh và cho rằng vi khuẩn là tác nhân gây bệnh cho tôm, ngay từ tôm bố mẹ.
Giá tôm Châu Á và Ecuador sẽ tăng
Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với dịch bệnh trên tôm nuôi tuy nhiên mức độ nhẹ hơn. Nhiều khả năng, giá tôm từ nguồn cung Châu Á cũng sẽ tăng lên.
Tình hình sản xuất tôm của Thái Lan chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới giá tôm của các nước sản xuất khác.
Một doanh nghiệp NK tôm Trung Quốc cho biết giá tôm Trung Quốc cũng đang tăng lên.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh Nam Định đã và đang có bước phát triển mạnh. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, tạo ra sản phẩm tập trung có giá trị kinh tế và xuất khẩu.

Từ một loại cây trồng xen, “núp bóng” dừa để tăng thu nhập, thì nay ca cao đã dần khẳng định chỗ đứng khi giá dừa còn quá bấp bênh.

Ở tuổi 27, anh Nguyễn Văn Nhã (sinh năm 1985, xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã là chủ nhân của vườn xoài hơn 7 năm tuổi (diện tích 6 sào), mỗi năm cho thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng. Anh còn trồng thêm mía, mì; dự định mở rộng vườn tược thực hiện mô hình kinh tế trang trại.

Mấy năm gần đây, nhân dân huyện Hạ Lang đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương đầu tư phát triển đàn dê trở thành hàng hóa, góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập.

Toàn huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) có trên 450 ha trồng sả, tăng gấp 10 lần so với đầu năm 2013, chủ yếu tập trung tại xã: Phú Thạnh, Phú Đông và Phú Tân. Nhiều bà con nơi đây cho biết, trồng sả mang lại lợi nhuận kinh tế cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa và nông dân hiện trồng xen canh 1 vụ sả, 1 vụ lúa. Giá sả thương phẩm hiện tại được các thương lái từ Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn đến mua với giá 5.500 đồng/kg, lúc cao điểm giá lên tới 7.500 đồng/kg. Sau 3 tháng trồng sả, bà con nơi đây thu lãi gần 10 triệu đồng/1.000 m2 đất.