Giá Tôm Chân Trắng Ở Bạc Liêu Giảm Mạnh

Hàng ngàn hộ nuôi tôm chân trắng ở Bạc Liêu đang lao đao vì tôm chân trắng đã đến ngày thu hoạch nhưng giá bán đang giảm mạnh, chỉ còn 80.000 đồng/kg, giảm từ 60.000 đến 80.000 đồng/kg so với tháng trước đó.
Với mức giá này, người nuôi tôm đang bị lỗ nặng nề; trong khi đó, lại có ít người mua nên người nuôi không dám thu hoạch dù chi phí thức ăn cho tôm hàng ngày hết từ 7 - 9 triệu đồng/ha.
Trước đó, do bất chấp các khuyến cáo của các nhà chuyên môn, người nuôi tôm ở nhiều vùng trong tỉnh Bạc Liêu đã ồ ạt thả nuôi tôm chân trắng, diện tích đã trên 9.000 ha, trong khi quy hoạch chỉ thả nuôi ở vùng có điều kiện khoảng 200 ha. Điều đáng lo ngại là tôm chân trắng đã được thả nuôi ở vùng phía Bắc, vùng chỉ thả nuôi tôm sú, gây nên sự xáo trộn về môi trường cho cả vùng ngọt phía Bắc.
Trong lúc tôm chân trắng giảm giá thảm hại, thì tôm sú vẫn duy trì ở mức giá cao, từ 270.000 - 300.000 đồng/kg (loại 30 con/kg) và sức tiêu thụ rất cao.
Trong khi các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu trên địa bàn hầu như không mua tôm chân trắng để chế biến, chỉ có thương lái ''lạ'' mua loại tôm chân trắng này, và việc mua bán cũng thất thường nên người sản xuất gánh hậu quả. Tình trạng nuôi ồ ạt tôm chân trắng, bỏ tôm sú đã dẫn đến hậu quả nặng nề cho người nuôi.
Trong tuần cuối tháng 4/2014, sản lượng tôm sú thu hoạch đạt gần 2.000 tấn, có 7/33 nhà máy chế biến đã mua gần 900 tấn đưa vào chế biến xuất khẩu, số lượng còn lại cũng được tiêu thụ hết với giá cao.
Cơ quan quản lý đang khuyến cáo người nuôi tôm chân trắng sau khi thu hoạch xong tôm, cần cải tạo lại vuông tôm, phơi đáy ao thật kỷ và thả nuôi lại bằng tôm sú để tránh bị thiệt hại như đã qua.
Có thể bạn quan tâm

Từ vốn vay hỗ trợ lãi suất làm nông nghiệp đô thị của TP.HCM, anh Nguyễn Văn Nhật (ấp 1, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi) đã mạnh dạn đầu tư cải tạo bãi hoang ven sông Sài Gòn để trồng hoa lan.

Từ con số 902 trang trại năm 2010, đến nay Quảng Trị chỉ còn 26 trang trại vì lý do không đạt hai tiêu chí theo Thông tư số 27 của Bộ NNPTNT, 876 trang trại theo tiêu chí cũ bị loại bỏ, hàng loạt nông dân muốn thành lập trang trại nhưng vấp phải tiêu chí nên đành dở dang mơ ước.

“Sản xuất phân bón giả, kém chất lượng ngày càng tinh vi, liều lĩnh”- ông Đỗ Thanh Lam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) nhận định tại “Hội nghị tuyên truyền và chia sẻ kinh nghiệm phòng chống phân bón giả, kém chất lượng” tổ chức tại Thanh Hoá mới đây.

Đó là kêu gọi và cũng là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát với các đại biểu tham dự Hội nghị Tổng kết công tác bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2015, tổ chức ngày 16.10 tại Hà Nội.

Chiều sâm sẩm, tiếng kẻng sắt vang vọng khắp núi rừng Tam Đảo. Từ trên núi, từng đàn lợn rừng ước tính hàng trăm con lục tục kéo về một khu trang trại rộng gần chục ha.